Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 4 Tiếng việt Đề kiểm tra Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án !!

Đề kiểm tra Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án !!

Câu 3 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Con lừa già và người nông dân

       Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

      Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu gào thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
 
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
 
Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ?

A. Chú lừa nhảy xuống một cái giếng để uống nước.

B. Chú lừa bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

C. Chú lừa bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước sâu.

D. Chú lừa tự bước xuống một cái giếng sâu đầy nước.

Câu 4 :
Vì sao ông chủ của trang trại quyết định không cứu chú lừa?

A. Vì con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa.

B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.

C. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.

D. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.

Câu 5 :
Lúc đầu chú lừa phản ứng như thế nào khi bị ông chủ đổ đất cát xuống?

A. Đứng yên không nhúc nhích.

B. Dùng hết sức leo lên.

C. Cố sức rũ đất cát xuống.

D. Kêu gào thảm thiết.

Câu 6 :
Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng?

A. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra.

B. Cái giếng không hề sâu nên chú chỉ cần bước một bước là ra khỏi cái giếng.

C. Chú kêu rống lên để mọi người kéo chú lên.

D. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

Câu 9 :

Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? 

Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng - nơi mà chú tưởng như không thể ra được.

A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói trực tiếp của nhân vật.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 18 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Tàn nhang
 
Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ được một hoạ sĩ trang trí lên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”... Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức.

- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! – Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.

Ngượng ngùng, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh:

– Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy!

Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo lên vuốt má cậu bé.

– Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú hoạ sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu!           

Cậu bé mỉm cười:

- Thật không bào

- Thật chứ! – Bà cậu đáp. Đấy, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang!

Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:

- Những nếp nhăn, bà ạ!
 
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
 
Cậu bé và nhiều trẻ em khác xếp hàng chờ trong công viên để làm gì?

A. Chờ đến lượt chơi một trò chơi.

B. Chờ được phát quà.

C. Chờ được người hoạ sĩ vẽ lên mặt.

D. Chờ được xem chương trình ca nhạc.

Câu 19 :
Vì sao cậu bé có tàn nhang lại buồn bã, ngượng ngùng?

A. Đến lượt cậu thì người hoạ sĩ hết màu vẽ.

B. Cậu bị cô bé xếp hàng sau chê mặt cậu nhiều tàn nhang quá chẳng còn chỗ nào mà vẽ.

C. Cậu bị người hoạ sĩ chê xấu không vẽ.

D. Cậu bé không có đủ tiền để thuê họa sĩ vẽ.

Câu 20 :
Bà cậu bé đã an ủi cậu bằng cách nào?

A. Bà nói rằng những đốm tàn nhang cũng rất đáng yêu và chú hoạ sĩ chắc chắn sẽ thích.

B. Bà nói rằng chẳng việc gì phải xấu hổ vì ai mà chẳng có điểm yếu.

C. Bà nói rằng cô bé kia thậm chí còn xấu hơn cậu nhiều.

D. Bà nói rằng những bạn nhỏ kia đang mong muốn có tàn nhang như cậu.

Câu 21 :
Câu trả lời cuối cùng của cậu bé có ý nghĩa gì?

A. Cậu rất thích những người có nếp nhăn.

B. Cậu thấy những nếp nhăn rất xấu.

C. Trong đôi mắt cậu, những nếp nhăn của bà rất đẹp và cậu rất yêu những nếp nhăn ấy.

D. Cậu rất ghét những nếp nhăn và những đốm tàn nhang.

Câu 31 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Chiếc nón mẹ làm

An-đrây được mẹ tặng cho một chiếc nón mới. Chiếc nón màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải xanh ở chính giữa. An-đrây hãnh diện và muốn khoe với mọi người chiếc nón của mình. Thế là, cậu đến quảng trường nơi sắp diễn ra một trận bóng của hoàng gia.

Tại đây, An-đrây gặp công chúa và nhà vua. Công chúa mặc một chiếc váy bằng lụa trắng đính nơ vàng tuyệt đẹp. Nàng tháo sợi dây chuyền của mình đeo vào cổ cậu bé và bảo:

- Này em, hãy đưa chiếc nón cho ta!

An-đrây lắc đầu. Thình lình, nhà vua oai vệ bước tới. Nhà vua khoác chiếc áo vàng đỏ tía. Chiếc vương miện bằng vàng lấp lánh trên mái tóc gợn sóng trắng phau của ngài. Nhà vua mỉm cười: “Người sẽ đổi chiếc nón lấy chiếc vương miện bằng vàng của ta chứ?”

An-đrây sững sờ nhìn đức vua. Khi nhà vua cầm chiếc vương miện tiến đến gần cậu. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường. Cậu chạy nhanh đến nỗi sợi dây chuyền rơi ra khỏi cổ nhưng chiếc nón vẫn còn nguyên trên đầu.

Về nhà, An-đrây sà vào lòng mẹ và lo lắng kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé: “Dù cho con có đội vương miện bằng vàng thì trông con vẫn không tuyệt như khi đội chiếc nón mẹ làm.”

An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.
 
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
 
Trong bài, An-đrây hãnh diện vì được mẹ tặng cho cái gì?

A. Một chiếc áo mới bằng lụa.

B. Một chiếc áo choàng đỏ tía.

C. Một sợi dây chuyền bằng vàng.

D. Một chiếc nón tự tay mẹ may.

Câu 32 :
Công chúa muốn trao đổi vật gì với cậu bé đó?

A. Chiếc vương miện và chiếc nón.

B. Công chúa và chiếc nón.

C. Sợi dây chuyền và chiếc nón.

D. Đôi giày và chiếc nón.

Câu 33 :
Khi nhà vua cầm chiếc vương miện đến gần cậu, cậu tỏ ra như thế nào?

A. Cậu tiến lại gần nhà vua và nhận lấy chiếc vương miện.

B. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường và không đem theo chiếc vương miện.

C. Cậu nắm lấy tay công chúa và phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường.

D. Cậu tiến lại gần nhà vua, đưa cho nhà vua chiếc nón và không nhận chiếc vương miện.

Câu 34 :
Tại sao sau khi nghe mẹ nói, An-đrây lại cảm thấy vui vẻ?

A. Vì cậu thấy mình thật đúng đắn khi đã cho công chúa chiếc nón mẹ làm.

B. Vì mẹ cậu đã mắng cậu vì cậu không đưa cho công chúa chiếc nón.

C. Vì cậu thấy mình thật tuyệt khi đội chiếc nón mẹ làm và không cho công chúa chiếc nón.

D. Vì mẹ cậu khen cậu vì cậu đã đưa cho nhà vua chiếc nón.

Câu 38 :
Em hãy cho biết câu văn sau là kiểu câu gì?
An-đrây sững sờ nhìn đức vua.

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Cả B và C.

Câu 39 :
Câu nói của mẹ An-đrây có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Cả A và B.

D. Không có đáp án

Câu 46 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng - một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặt bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình tặng cho người lính  u Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “Bắn”. Một trang súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển “Cẩm nang đội viên”)
 
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
 
Vào năm mười hai tuổi, Võ Thị Sáu làm gì?

A. Sáu đã theo quân giặc để phản nước.

B. Sáu đã theo anh hai để phản nước.

C. Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng.

D. Sáu đã nghỉ học, ở nhà làm ruộng.

Câu 47 :
Nhiệm vụ gì khiến Võ Thị Sáu bị quân giặc bắt?

A. Sáu phải cướp bộ quân phục của quân giặc.

B. Sáu phải cướp sóng của quân giặc.

C. Sáu phải triệt tiêu toàn bộ tên Việt gian bán nước trên cả nước.

D. Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà.

Câu 48 :
Trong ngục giam, thái độ của Võ Thị Sáu như thế nào?

A. Buồn chán, ủ rũ.

B. Hồn nhiên, vui tươi.

C. Căm ghét, muốn phá đập tường vây.

D. Không tin vào ngày chiến thắng.

Câu 49 :
Vì sao bọn giặc Pháp phải lén lút đem chị đi thủ tiêu?

A. Vì chúng sợ chị sẽ biết mình bị thủ tiêu.

B. Vì chúng sợ mọi người sẽ không thủ tiêu mà đem chị thả ra ngoài.

C. Vì chúng sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối.

D. Vì chúng sợ nghe thấy tiếng kêu của chị.

Câu 52 :
Chủ ngữ trong câu “Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình tặng cho người lính Âu Phi.” là gì?

A. Tới bãi đất

B. chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình

C. chị

D. chị gỡ bông hoa

Câu 59 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Hoa tóc tiên

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh. Hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình.
(Theo Băng Sơn)

A. Vì thầy của bạn ấy đặt tên cho hoa là hoa tóc tiên.

B. Vì thiên nhiên tự đặt tên cho hoa là hoa tóc tiên.

C. Vì hoa tóc tiên giống những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

D. Vì cây xanh và mềm quanh năm nên được gọi là hoa tóc tiên.

Câu 60 :
Vào buổi sáng, khi hoa tóc tiên nở rộ, tác giả so sánh nó với gì?

A. Mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

B. Như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen.

C. Hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh.

D. Hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao!

Câu 61 :
Trong bài đọc trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Cả A và B.

D. Không có đáp án

Câu 64 :
Câu văn “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì?

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Câu khiến.

Câu 73 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Nếu ước mơ đủ lớn

Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo: “Nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.” Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:

- Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa!

- Ý ba cháu thế nào? – Tôi hỏi.

- Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên nói sai rồi, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!”

Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư. Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba!” Những năm tiếp theo quá khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”.

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Cô bé nói rằng chỉ khi cô có thứ gì thì cô mới vào được đại học?

A. Một đôi giày.

B. Sự kiên trì.

C. Có ba ở cạnh.

D. Có học bổng.

Câu 74 :
Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành được giải gì?

A. Giải vô địch toàn quốc.

B. Giải ba toàn quốc.

C. Giải nhất toàn thành phố.

D. Giải vô địch toàn thành phố.

Câu 75 :
Điều gì đã khiến cô bé buồn phiền khi đã có học bổng vào đại học?

A. Huấn luyện viên bảo cô không đủ tài năng để chơi cho đội hạng nhất.

B. Huấn luyện viên bảo cô hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất.

C. Cha của cô không đồng ý cho cô học đại học.

D. Cha của cô đã tự rút học bổng vào đại học của cô.

Câu 76 :
Mỗi khi muốn bỏ cuộc, điều gì khiến cô bé tự vực dậy ý chí cho mình?

A. Lời ba dạy cô.

B. Lời các huấn luyện viên dạy cô.

C. Lời bạn bè dạy cô.

D. Lời mẹ dạy cô.

Câu 78 :
Câu nói “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” Có ý nghĩa gì?

A. Đừng ước mơ về thứ gì cả!

B. Đừng từ bỏ ước mơ!

C. Đừng có ước mơ như ba!

D. Đừng từ bỏ cuộc đời!

Câu 88 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Cột mốc đỏ trên biên giới

Khi những người U Ní ở vùng biên bước ra khỏi căn nhà đất này như cái kén trong suốt mùa đông để đi những đường cày đầu tiên thì hoa gạo bắt đầu nở. Sau một mùa giá lạnh đứng so ro, cây gạo giờ đây bung nở hết cái sức tích tụ bao tháng ngày.

Khắp đất nước có lẽ không ở đâu hoa gạo có sắc màu đẹp tuyệt như ở đây. Suốt một nẻo | biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hoang, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp. Chẳng có thứ cây nào mà lại hào phóng sắc đỏ đến thế. Bông nào bông ấy bằng cái cốc vại. Mỗi bông đậu trên cành trông không khác một đốm lửa, phấp phới vẫy gọi những đàn sáo từ xa bay đến. Bọn sáo vô tư, líu lo, nhảy nhót, đôi lúc vô ý làm gãy một bông hoa.

Trong cái ngẫu hứng tài tình của tự nhiên, ta cứ nghĩ tới sự sắp xếp cố ý của con người. Biên giới không chỉ hoạch định bằng cột mốc, mà còn bằng cây cỏ. Những hạt gạo, đuôi xòe lông tơ từ một miền nào miền nào theo gió phát tán tới đây, giống như hiện tượng đất lành chim đậu, lại như là có ý thức trong việc xác định ranh giới quốc gia.

Đất vắng, rộng, thật là hợp với loài gạo. Gạo ra hạn, chịu sáng, quen chịu đựng mọi khắc nghiệt. Cho đến bây giờ thì gạo đã thật sự có những hàng đại thụ, thân hai ba người ôm, mùa xuân này nghềnh ngàng các nhánh ngang vùng vẫy, đốt đuốc trên bầu trời.

(Theo Ma Văn Kháng)

A. Người U Ní.

B. Hoa gạo đỏ.

C. Một đốm lửa.

D. Cái kén.

Câu 89 :
Bài văn tả những cây gạo ở vùng nào?

A. Ở trên những mảnh đất hoang.

B. Ở trên khắp đất nước ta.

C. Ở biên giới.

D. Ở hòn đảo.

Câu 90 :
Câu văn nào dưới đây tả sắc màu tuyệt đẹp của hoa gạo?

A. Bông nào bông ấy bằng cái cốc vại.

B. Hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp, mỗi bông không khác một đốm lửa.

C. Năm cánh hoa đầy quay từ từ như cái chong chóng.

D. Cho đến bây giờ thì gạo đã thật sự có những hàng đại thụ.

Câu 91 :
Thực chất, do đâu mà những cây gạo có mặt ở vùng này?

A. Do sự ngẫu hứng tài tình của tự nhiên.

B. Do sự sắp xếp cố ý của con người.

C. Do cả sự ngẫu hứng của tự nhiên và sự sắp xếp của con người.

D. Do người dân nơi đây đã trồng lên.

Câu 92 :
Vì sao tác giả nghĩ biên giới còn được hoạch định bằng cây cỏ?

A. Vì những cây gạo mọc ở biên giới như những cột mốc xác định ranh giới quốc gia.

B. Vì hạt gạo từ khắp nơi theo gió phát tán tới đây, mọc thành cây.

C. Vì cây gạo mọc ở biên giới như hiện tượng chim đậu đất lành.

D. Tất cả phương án trên đều đúng.

Câu 94 :
Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy:

A. Đắn đo, lưỡng lự, bờ bãi, gầy gò.

B. Gầy gò, xanh xao, mềm mại, xinh xắn.

C. Tròn trịa, máy bay, mỏng manh, cây cỏ.

D. Gầy gò, đắn đo, máy bay.

Câu 95 :
Tác giả nói: “Cây hoa gạo ra hạn, chịu sáng, quen chịu đựng mọi khắc nghiệt.” Vậy cây hoa gạo mang đặc tính nào sau đây?

A. Gầy gò, yếu ớt.

B. Dễ bị đổ hoặc chết giữa sự khắc nghiệt.

C. Không chịu khuất phục trước thiên nhiên

D. Không gặp sự tác động của thiên nhiên.

Câu 96 :
Trong bài đọc, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Cả A và B.

D. Không có đáp án

Câu 99 :
Tập làm văn: Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo: “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú này nhé!”. Em hãy thực hiện lời mẹ dặn nhé!

                     Địa chỉ                                                Họ và tên chủ hộ

………………………………………….   ……………………………………

Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số....... phường xã................ quận, huyện ......

...................................... Thành phố, tỉnh………………………………………

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

1. Họ và tên: ............................................. 2. Sinh ngày: ……………………

3. Nghề nghiệp và nơi làm việc: ................4. CMND số: ……………………

5. Tạm trú tạm vắng từ ngày ........... ............. đến ngày ...................................

6. Ở đâu đến hoặc đi đâu…………………………………................................

7. Lí do:……………………………… …8. Quan hệ với chủ hộ: ……………

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo: ……………..10. Ngày ….. tháng......năm…....

 

             Cán bộ đăng kí                                                   Chủ hộ

           (Ký, ghi rõ họ tên)                                   (Hoặc người, trình báo)

Câu 102 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Cá heo ở biển Trường Sa

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: “Cá heo!”. Thì ra chú cá heo thấy các anh chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu để chia vui. Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay, hoan hô: “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”. Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền, phía đuôi bị rách một mảng.

Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng: - Có đau không chú heo? Lần sau khi nhảy múa phải chú ý nhé, đừng nhảy lên boong tàu.

Anh ta vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay ngay lại, quay đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cám ơn rồi toả ra biển rộng.

- Hôm sau, tàu nhổ neo. Đàn cá heo lại kéo đến. Đúng là đàn cá heo đêm qua...

(Theo Hà Đình Cẩn)

A. Vùng biển Hoàng Sa.

B. Vùng biển Trường Sa.

C. Vùng biển yên tĩnh.

D. Tàu Phương Đông.

Câu 103 :
Các chiến sĩ thấy loài cá nào ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam?

A. Cá mập.

B. Cá voi xanh.

C. Cá heo.

D. Cá ngựa.

Câu 104 :
Dấu hiệu nào cho tất cả các anh chiến sĩ biết cá heo xuất hiện?

A. Tiếng một anh chiến sĩ reo lên “Cá heo!”

B. Có một đàn cá heo tự bơi đến đó.

C. Cá heo nhảy vọt lên boong tàu.

D. Đàn cá heo bị va vào sắt và kêu lên rất to.

Câu 105 :
Những chú cá heo có đặc tính như thế nào?

A. Khác tính trẻ em, không thích nô đùa, không thích được cổ vũ.

B. Giống tính trẻ em, không thích nô đùa, không thích được cổ vũ.

C. Khác tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ.

D. Giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ.

Câu 118 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

hiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu bé ấy vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.
 
Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

A. Mùa đông tới.

B. Mùa xuân tới.

C. Mùa thu tới.

D. Mùa hè tới.

Câu 119 :
Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho?

A. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.

B. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.

C. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.

D. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

Câu 120 :
An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới?

A. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.

B. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.

C. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.

D. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới và vứt ngay vào thùng rác.

Câu 121 :
Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố với mình?

A. Bố muốn An đi chợ xách đồ cho bố.

B. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.

C. Bố muốn An chứng kiến nhiều bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và không có áo để mặc.

D. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.

Câu 124 :
Đây là loại câu gì? “Con hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có!”

A. Câu kể.

B. Câu cảm.

C. Câu khiến.

D. Câu hỏi.

Câu 127 :
Đâu là hành động đẹp trong các hành động sau:

A. Khinh thường, bắt nạt những người có hoàn cảnh khó khăn.

B. Đưa tin sai sự thật về người khác.

C. Xúc phạm đến nhân phẩm của người khác.

D. Quyên góp, ủng hộ đồ dùng, quần áo... cho trẻ em nghèo vùng cao.

Câu 133 :
Hành động của người cha đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Cô bé phải nghỉ học.

B. Cô bé không đi được nữa.

C. Cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình.

D. Cô bé không thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh nữa.

Câu 134 :
Điều gì khiến người cha đau đớn trong lặng câm.

A. Vì đứa con hỏi ông: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”

B. Vì ông không biết vì sao con gái ông phải vào viện.

C. Vì ông nghe thấy tiếng khóc của cô bé.

D. Vì ông nhận con gái ông không thể đi lại được nữa.

Câu 135 :
Tại sao cô bé ấy lại viết lên xe của cha?

A. Vì cô bé rất ghét cha.

B. Vì cô bé muốn cha của mình không đi chiếc xe đó nữa.

C. Vì cô bé muốn bộc lộ tình cảm yêu thương với cha của mình.

D. Vì cô bé muốn có được chiếc xe đó của cha.

Câu 136 :
Người cha trong câu chuyện trên đã hành xử như thế nào?

A. Người cha đã hành động rất đúng.

B. Người cha vì quá nóng giận mà gây ra hậu quả khôn lường cho người khác.

C. Người cha hành động như vậy là vừa đúng, vừa sai.

D. Người cha hành động giống như bao người cha khác nên không có gì là sai cả.

Câu 148 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Con ếch bị điếc

Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng bỗng có hai con ếch không may bị rơi xuống hố sâu. Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng: Hố quá sâu để có thể vượt ra ngoài! Chúng khuyên hai con ếch kia rằng: “Hãy giữ sức, vì chẳng có hy vọng gì đâu!”

Phớt lờ những lời nói đó, hai con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên chúng hãy từ bỏ đi.

Một trong hai con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong khi đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt ra khỏi cái hố.

Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: “Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì sao?”. Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ vũ nó cố gắng nhảy ra ngoài.

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Chuyện gì đã xảy ra với đàn ếch?

A. Hai con ếch bị cả đàn ếch đẩy xuống hố sâu.

B. Cả đàn ếch không may bị rơi xuống hố sâu.

C. Hai con ếch không may bị rơi xuống hố sâu.

D. Cả đàn ếch không may bị hai con ếch đẩy xuống hố sâu.

Câu 149 :
Thái độ của cả đàn ếch khi xảy ra chuyện là gì?

A. Chúng khuyên hai con ếch kia cố gắng nhảy ra ngoài.

B. Chúng cứu giúp hai con ếch nhảy ra ngoài.

C. Chúng khuyên hai con ếch kia từ bỏ hi vọng đi.

D. Chúng nhảy xuống hố sâu cùng hai con ếch.

Câu 150 :
Kết quả sau đó là gì?

A. Một con ếch chấp nhận buông xuôi và một con ếch nhảy vọt ra khỏi cái hố.

B. Cả hai con ếch đều chấp nhận buông xuôi.

C. Cả hai con ếch đều nhảy vọt ra ngoài.

D. Đàn ếch rơi xuống hố sâu còn hai con ếch nhảy vọt ra ngoài.

Câu 151 :
Tại sao đàn ếch khuyên từ bỏ nhưng con ếch kia lại cố nhảy vọt lên bờ?

A. Nó nghe thấy nhưng không quan tâm đến điều mọi người đang nói.

B. Vì con ếch kia rất ghét đàn ếch nên không nghe theo lời chúng.

C. Vì đàn ếch khuyên con ếch kia từ bỏ nhưng chúng vẫn giúp con ếch đó nhảy lên.

D. Vì con ếch đó bị điếc nên nó nghĩ mọi người đang cổ vũ mình.

Câu 152 :
Đây là loại câu gì? “Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì sao?”

A. Câu kể.

B. Câu khiến.

C. Câu hỏi.

D. Câu cảm.

Câu 163 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Miếng bánh mì cháy

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy hay không. Cha tôi choàng tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”

Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ.
 
Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

A. Bánh mì rất ngon và thơm.

B. Bánh mì rất ngon nhưng không thơm.

C. Bánh mì cháy khét.

D. Bánh mì hơi cháy một chút.

Câu 164 :
Sau khi ăn bánh mì cháy đen, người cha đã có phản ứng như thế nào?

A. Ông nổi giận và hét ầm nhà lên.

B. Hỏi con về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm.

C. Ông ôm vợ ông một cái.

D. Ông không ăn nữa, đứng dậy và rời đi.

Câu 165 :
Câu nói “Con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.” có ý nghĩa gì?

A. Chúng ta nên góp ý thẳng thắn và nói lời chê bai, trách móc người khác để họ sửa sai.

B. Chúng ta nên mặc kệ mọi người xung quanh đang làm gì.

C. Những lời chê bai, trách móc sẽ khiến người khác thay đổi và vui tươi hơn.

D. Chúng ta không nên nói những lời chê bai, trách móc người khác, vì như vậy sẽ làm họ tổn thương và xấu hổ.

Câu 166 :
Người cha trong câu chuyện trên là người như thế nào?

A. Một người cha rất yêu thương gia đình và biết cảm thông trước sai sót của người khác.

B. Một người cha suốt ngày mắng vợ mỗi khi vợ nướng bánh mì cháy.

C. Một người cha không yêu thương con của mình và luôn chê bai, trách móc đứa con.

D. Một người rất yêu vợ nhưng không biết cảm thông trước sai sót của vợ.

Câu 176 :
Người bán trúng đã hành động như thế nào khi cô gái kia nói như vậy?

A. Người bán trứng đã đồng ý với thỏa thuận của cô gái kia.

B. Người bán trứng không đồng ý với thỏa thuận của cô gái đó và đuổi cô đi ngay lập tức.

C. Người bán trứng đã tặng hết số trứng trong cửa hàng cho cô gái kia.

D. Người bán trứng đã không bán cho cô gái kia một quả trứng nào.

Câu 177 :
Khi ăn ở nhà hàng sang trọng, cô gái đó hành động như thế nào?

A. Cô gái đó cũng kì kèo với nhà hàng giống như kì kèo với ông bán trứng.

B. Cô gái đó không trả tiền cho nhà hàng, thay vào đó là bạn cô trả.

C. Cô gái đó trả tiền cho nhà hàng, không nhận lại tiền thừa và không hề phàn nàn gì.

D. Cô gái đó không trả tiền, chế đồ ăn không ngon và đi về.

Câu 179 :
Trong những câu sau, đâu là câu hỏi?

A. Bao nhiêu tiền một quả trứng vậy ông?

B. Bán cho tôi năm nghìn đồng bốn quả, nếu không tôi không mua nữa?

C. Năm nghìn đồng hai quả thưa cô.

D. Tàn tiệc, hóa đơn của của họ lên tới 420 nghìn đồng.

Câu 186 :

Tập làm văn: Em hãy điền những điều cần thiết vào tờ giấy dưới đây:

                     PH. 19a                                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TI BCVT VIỆT NAM                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Giấy đặt mua báo chí trong nước

                                                                                               Số...........

Tên độc giả: .....

Địa chỉ:

Đặt mua các loại báo chí dưới đây: 

TÊN BÁO CHÍ

Thời hạn

Số lượng 1 kỳ

Giá tiền 1 tháng
(3 tháng)

Thành tiền

Từ tháng

Đến tháng

…………..

………..

…………..

…………..

…………..

…………..

…………..

………..

…………..

…………..

…………..

…………..

…………..

………..

…………..

…………..

…………..

…………..

…………..

………..

…………..

…………..

…………..

…………..

 

 

 

 

Cộng:

 

Thành tiền viết bằng chữ: Năm trăm hai mươi hai nghìn đồng chẵn.

Nhận đặt mua bì số......../Q             Kế toán trưởng                     Ngày....tháng.....năm...

              Kí tên                                         Kí tên                                     Thủ trưởng

                                                                                                            Đơn vị đặt mua

 

Câu 189 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Kể về người anh hùng dân tộc Ngô Quyền

Ngô Quyền (899 - 944) quê ở Đường Lâm, Sơn Tây. Ông có sức khoẻ phi thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Ông là con rể Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ.

Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La giết chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.

Vua Nam Hán sai con là Hoằng Thao đem mấy nghìn chiếc thuyền sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh chiến. Ông sai quân sĩ lấy gỗ đẽo nhọn, bịt sắt cắm xuống lòng sông kéo dài hàng chục dặm. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng sĩ đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt qua bãi cọc ngầm. Nước thuỷ triều bắt đầu rút, Ngô Quyền đổ quân mai phục ra vây đánh. Giặc Nam Hán thua to, quay chiến thuyền chạy ra biển. Chiến thuyền giặc bị cọc nhọn đâm vỡ tan tành. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc. Dòng sông Bạch Đằng đỏ ngầu máu giặc Nam Hán. Đó là vào cuối năm 938.

Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện sức mạnh và ý chí chống xâm lăng, tài nghệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên ông cha ta. Thù trong giặc ngoài đã dẹp tan, Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở cổ Loa, mở ra kỉ nguyên độc lập cho nước ta sau một nghìn năm bị phương Bắc thống trị.

A. Ông quê ở Đường Lâm, Sơn Tây.

B. Ông là con rể Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ.

C. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh chiến.

D. Ông có sức khoẻ phi thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi.

Câu 190 :
Năm 937, khi nhận được tin dữ, Ngô Quyền đã làm gì?

A. Cho người mang vàng ngọc sang cầu cứu vua Nam Hán.

B. Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La giết chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.

C. Đem mấy nghìn chiếc thuyền sang xâm lược nước ta.

D. Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở cổ Loa.

Câu 191 :
Câu văn cho thấy mưu cao của Ngô Quyền trong việc diệt giặc là:

A. Ngô Quyền đổ quân mai phục ra vây đánh.

B. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh chiến.

C. Giết chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.

D. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng sĩ đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi | giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt qua bãi cọc ngầm.

Câu 192 :
Kết quả của cuộc chiến là:

A. Quân ta và quân giặc cùng rút lui về hai phía.

B. Quân ta bị quân giặc chèn ép, thua cuộc.

C. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc.

D. Quân giặc bị rút lui trước khi bị quân ta giết.

Câu 193 :
Ngô Quyền đã lập nên chiến công oanh liệt vào năm nào?

A. Năm 938.

B. Năm 937.

C. Năm 1937.

D. Năm 1938.

Câu 203 :
Hành động nào của Johnny khiến mọi người sửng sốt?

A. Ông đã nhường ghế cho một người trên tàu cao tốc.

B. Ông đã to tiếng với bạn của mình ngay trên tàu.

C. Ông vô tình bị ngã khi đang đứng lên.

D. Ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó.

Câu 204 :
Vì sao Johnny lại có hành động như vậy?

A. Ông không thể dùng nó nữa nên ông mong có người sẽ nhặt được đôi giày mang vừa nó.

B. Vốn dĩ Johnny luôn là người hoang phí nên ông đã làm như vậy.

C. Ông làm như vậy để gạt đi nỗi tức giận trong mình.

D. Ông làm như vậy để chứng tỏ mình rất giàu có.

Câu 211 :
Trạng ngữ trong câu “Vì bị ốm, nên em phải nghỉ học.” chỉ:

A. Nơi chốn.

B. Nguyên nhân.

C. Mục đích.

D. Phương tiện.

Câu 216 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Cá đuôi cờ

Người quê tôi gọi cá ấy là cá đuôi cờ. Có nơi gọi là cá săn sắt. Còn có nơi cá ấy là cá thia thia.

Chú cá đuôi cờ này bộ mặt thật bảnh. Mình có vằn uốn xanh biếc, tím biếc. Đôi vây tròn múa lên mềm mại như hai chiếc quạt màu hồng, màu vàng hoa hiên. Đằng xa những tua đuôi lộng lẫy dựng cao như đám cờ năm màu, dải lục tung bay uốn éo.

Cá đuôi cờ tung bay, óng ả. Cá đuôi cờ cảm thấy hai bên bờ nước, các chú Niêng Niềng, chú Gọng Vó, chú Nhện nước vừa nhô lên khỏi những mảng bùn lầy lội, thao láo mắt nhìn ra thèm muốn bao nhiêu màu sắc rực rỡ của cá đuôi cờ đang phất phới qua. Cá đuôi cờ khoái | chỉ vì ai cũng nhìn. Cá đuôi cờ tung mình lên như cầu vồng các màu.

Bao đời nay, cá đuôi cờ chuyên kiếm mồi ven đầm nước, bờ ruộng, bờ ao, làm một việc rất có ích. Cá đuôi cờ ăn bọ gậy, con lăng quăng làm cho nước ao trong veo, làm cho vũng trời không có muỗi. Ai cũng quý cá đuôi cờ.

A. Vì chú cá trông rất đẹp.

B. Vì chú có tua đuôi lộng lẫy dựng cao như đám cờ năm màu.

C. Vì mình chú có vằn uốn xanh biếc, tím biếc.

D. Vì đôi vây tròn múa lên mềm mại như hai chiếc quạt màu hồng, màu vàng hoa hiên.

Câu 217 :
Tác giả đã miêu tả những bộ phận nào của cá đuôi cờ?

A. Thân mình, đôi vây, đuôi.

B. Thân mình, đối vây, đuôi, mắt.

C. Thân mình, vẩy, đôi mắt.

D. Thân mình, đôi vây, đuôi, mắt, miệng.

Câu 218 :
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả cá đuôi cờ?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Cả A và B.

D. Không có đáp án

Câu 236 :
Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những nét đặc biệt của Mát-xcơ-va?

A. Nơi đó có những giấc mơ, con đường và thơ Pút-skin.

B. Nơi đó có những giấc mơ, thơ Pút-skin, rừng bạch dương.

C. Nơi đó có rừng bạch dương, những giấc mơ, con đường.

D. Nơi đó có những hàng cây bạch dương trắng thẳng, cao vút.

Câu 237 :
Dòng nào dưới đây miêu tả điểm nổi bật của cây bạch dương?

A. Trắng thẳng, cao vút, triền miên trên những con đường.

B. Đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu như đỏ lửa.

C. Một màu nâu bao phủ khắp công viên.

D. Khách du lịch đến Mát-xcơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong.

Câu 238 :
Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai - là gì?

A. Tùng là học sinh cá biệt của lớp.

B. Mai đi dạo trong công viên.

C. Bình về thăm quê ngoại.

D. Linh nhớ mẹ vô cùng.

Câu 241 :

Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

Trong vườn, chim kêu ríu rít.

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

D. Ngăn cách các bộ phận được liệt kê.

Câu 242 :
Thành ngữ trái nghĩa với lòng dũng cảm là:

A. Miệng hùm gan sứa.

B. Nhát như cáy.

C. Gan là tướng quân.

D. Gan thỏ đế.

Câu 249 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Tôi tìm thấy ở thiên nhiên

Tôi tìm thấy ở thiên nhiên vị ngọt sắc của những trái mít, ngọt lịm của những trái vải quê hương và cái ngọt dịu dàng của nắng chiều tà. Rồi tôi cũng tìm thấy ở thiên nhiên cả vị chua gắt của những trái sấu, màu xanh đầy sức sống của cây lá... Hương vị thiên nhiên chan chứa bao nét đặc trưng mà ở đâu ta cũng có thể đưa nó vào đầu lưỡi, nhấm nháp và thưởng thức một cách thích thú.

Tôi tìm thấy ở thiên nhiên tiếng sáo diều vi vu trên những con để lộng gió và tiếng tu hú từng đàn theo nhau bay đậu khắp các ngọn cây vải. Âm thanh thiên nhiên lúc rộn ràng niềm vui, lúc lại êm đềm sâu lắng như giai điệu của một bản đàn.

Ở thiên nhiên, tôi tìm thấy những hương vị, âm thanh, màu sắc và cả những đường nét thật đẹp đẽ. Quan trọng hơn là tôi thấy tâm hồn tôi hoà hợp với cây cỏ, chim muông, sông nước, đất trời hay bất cứ thứ gì mà tạo hoá đã ban tặng cho thế gian này.

(Theo Nguyễn Minh Châu)

A. Vị ngọt sắc của trái mít, ngọt lịm của trái vải, ngọt dịu dàng của nắng chiều tà.

B. Vị ngọt thanh của trái xấu chín, vị ngọt mát của vú sữa.

C. Vị chua gắt của trái sấu, màu xanh đầy sức sống của cây lá.

D. Vị chát của búp ổi non, vị thơm của trái xoài.

Câu 250 :
Những âm thanh nào của thiên nhiên được tác giả nhắc đến trong bài?

A. Tiếng gió thổi rì rào, tiếng lá cây xào xạc.

B. Tiếng sáo diều vi vu, tu hú từng đàn.

C. Tiếng tu hú râm ran, tiếng đàn sâu lắng.

D. Tiếng chuông chùa ngân vang.

Câu 251 :
Âm thanh của thiên nhiên được tác giả miêu tả bằng những từ ngữ nào?

A. Lúc rộn ràng niềm vui, lúc lại êm đềm sâu lắng như giai điệu của một bản nhạc.

B. Dịu dàng êm ái.

C. Da diết, êm đềm.

D. Du dương như tiếng đàn.

Câu 252 :
Bài đọc muốn nhắn gửi với chúng ta điều gì ?

A. Thiên nhiên đem đến cho ta nhiều hương vị, màu sắc, âm thanh thú vị.

B. Con người cần quan sát, dùng mọi giác quan để cảm nhận thiên nhiên.

C. Phải biết trân trọng tất cả những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho ta.

D. Thiên nhiên thật phong phú, muôn màu, muôn vẻ.

Câu 253 :
Chỉ ra bộ phận trạng ngữ trong câu sau:
Để bảo vệ môi trường, xã em đã phát động phong trào: “Phủ xanh đồi trọc”.

A. Để bảo vệ môi trường.

B. xã em đã phát động.

C. xã em đã phát động phong trào.

D. phong trào: “Phủ xanh đồi trọc”.

Câu 255 :

Sự vật được nhân hóa trong câu văn sau là:

Bông hoa lập tức hát điệu nhạc của riêng mình bằng cách toả mùi hương thơm ngát.

A. Bông hoa.

B. điệu nhạc.

C. Bông hoa và điệu nhạc.

D. toả mùi hương thơm ngát.

Câu 256 :
Lời yêu cầu, đề nghị nào dưới đây thể hiện phép lịch sự?

A. Im ngay!

B. Vào nhà đi!

C. Cháu mời bác vào nhà chơi ạ!

D. Vào đi!

Câu 257 :
Câu “Câu sau đây thuộc loại câu gì?” là loại câu gì?

A. Câu kể.

B. Câu khiến.

C. Câu hỏi.

D. Câu cảm.

Câu 263 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Thi nhạc

- Các con đến đủ chưa? – Giáo sư Vàng Anh hỏi giọng trang nghiêm khác hẳn.

Hôm nay, là một ngày đáng nhớ. Sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình. Giáo sư nghe tim đập hồi hộp. Nhưng hồi hộp hơn là những người trước mặt ông kia.

- Ve sầu, anh lên đi! - Giáo sư Vàng Anh nói.

Một chàng trai mặc áo măng tô trong suốt đầy vẻ tự tin đứng dậy, đôi mắt lấp lánh nhìn khắp lượt.

- Hãy trình bày tác phẩm tốt nghiệp của anh. - Giáo sư Vàng Anh nói.

- Vâng, thưa Giáo sư. Đây là bản “Giao hưởng mùa hạ”.

Mọi người nín thở. Lập tức ngay sau đấy, gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cờ-la-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp, kèn co chói lên từng khúc gây hiệu quả đột ngột khá tốt.

Trước mắt Giáo sư là màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thoảng mùi hoa thiên lí trong những cơn gió và cảm giác mát rượi của miếng dưa hấu như miếng trăng vàng.

- Ôi, tuyệt quá! – Ai đó không kìm được, thốt lên đầy thán phục.

Một trăm phút trôi qua, Ve Sầu đã trình diễn xong, Giáo sư vẫn ngồi ngây ra sực nhớ. Thế rồi ông cúi ghi điểm, mắt hấp háy sau kính trắng, cố tỏ vẻ bình thản nhưng giọng thì đã khàn đi vì xúc động.

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu chuyện trên kể về việc gì ?

A. Một buổi thi nhạc.

B. Một buổi học nhạc.

C. Một buổi liên hoan.

D. Một buổi tập văn nghệ.

Câu 264 :
Bài thi tốt nghiệp của Ve Sầu là bài gì?

A. Thực hành thổi sáo.

B. Bản “Giao hưởng mùa hạ”.

C. Hát một bài hát về mùa hạ.

D. Biểu diễn một tiết mục múa.

Câu 265 :
Bài thi tốt nghiệp của Ve Sầu gợi thính giả liên tưởng đến điều gì ?

A. Màu hoa phượng, trời xanh, nắng vàng, hoa mướp.

B. Những hình ảnh đẹp đẽ của cây cỏ, sắc trời mùa hạ.

C. Trăng vàng, cánh ong rù rì.

D. Hoa thiên lí, trời xanh, dưa hấu.

Câu 266 :
Tại sao giọng Giáo sư Vàng Anh đã khàn đi?

A. Ông hỏi quá nhiều sau khi nghe học trò biểu diễn.

B. Bài thi của Ve Sầu quá dài khiến ông xúc động.

C. Kết quả học tập xuất sắc của học trò khiến ông xúc động.

D. Bài thi của Ve Sầu quá nhanh và ngắn gọn.

Câu 267 :

Em hãy tìm vị ngữ trong câu sau:

Và lập tức ngay sau đấy, gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói.

A. Và lập tức ngay sau đấy.

B. gian phòng tràn ngập.

C. một âm thanh sáng chói.

D. tràn ngập một âm thanh sáng chói.

Câu 268 :

Câu nói sau bộc lộ cảm xúc gì của người nói?

Ôi, cậu hát hay quá!

A. Thể hiện sự vui mừng.

B. Thể hiện sự thán phục.

C. Thể hiện sự ghê sợ.

D. Thể hiện sự đau xót.

Câu 276 :
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Bài kiểm tra kì lạ

Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này.

Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba. Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy: “Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?”

Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui | ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ!

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì?

A. Kiểm tra chất lượng môn Toán của lớp.

B. Để kiểm tra nề nếp làm bài của học sinh.

C. Để thử thách sự tự tin của học sinh.

D. Để gửi bài về cho bố mẹ.

Câu 277 :
Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai?

A. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm nhất.

B. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, khi làm sẽ cảm thấy an toàn, chắc chắn.

C. Vì dạng đề thứ hai được ít điểm nhất.

D. Vì dạng đề thứ hai được ít bạn lựa chọn.

Câu 278 :
Câu chuyện để lại bài học gì cho chúng ta?

A. Khi kiểm tra nên chọn dạng đề được điểm cao nhất.

B. Khi kiểm tra nên chọn đề vừa sức với mình.

C. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết khả năng của mình ở đâu và có thể nó sẽ giúp mình chạm đến thành công.

D. Phải học thật chăm chỉ để có một kết quả học tập tốt.

Câu 281 :

Bộ phận trạng ngữ trong câu sau chỉ gì?

Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình.

A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

C. Trạng ngữ chỉ thời gian.

D. Trạng ngữ chỉ cách thức.

Câu 283 :
Nghĩa của chữ “hòa” trong “hòa ước” giống nghĩa của chữ “hòa” nào:

A. Hòa bình.

B. Hòa tan.

C. Hòa nhau.

D. Hòa tấu.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247