Đọc hiểu
Câu chuyện về giọt nước
Một giọt nước nhỏ đọng trên chiếc lá sen. Giọt nước đong đưa, đong đưa. Giọt nước bé nhỏ nhưng vô cùng xinh đẹp, lấp lánh. Giọt nước này tới đây | bằng cách nào nhỉ?
Chị Gió, cô Mây Hồng, cô Mưa cãi nhau mãi, ai cũng nhận giọt nước ấy là của mình. Bác Mặt Trời chứng kiến câu chuyện liền cười to và nói:
- Giọt nước ấy là của tất cả chúng ta đấy! Khi bác chiếu những tia nắng ấm áp xuống thì giọt nước tan biến đi tạo thành mây, chị Gió đưa cô Mây đi khắp nơi, và cuối cùng giọt nước quay trở về nằm trên chiếc lá sen này.
Sưu tầm
A. Vì mùa hè nóng bức nên ai cũng muốn giọt nước ấy là của mình.
B. Vì giọt nước ấy giúp cho cây cối tươi tốt.
C. Vì giọt nước bé nhỏ nhưng vô cùng xinh đẹp, lấp lánh.
D. Vì mọi người muốn thể hiện công lao của mình tạo ra giọt nước.
A. Mưa rơi, tạo thành nước.
B. Gió thổi những giọt nước từ nơi này đến nơi khác.
C. Mây nhờ Gió mang nước đến.
D. Nước bị bay hơi tạo thành mây, khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.
A. Chị Gió.
B, Cô Mây Hồng và cô Mưa.
C. Bác Mặt Trời.
D. Tất cả mọi người.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu dưới đây:
b) Trong vườn, cây cối thi nhau đua nở.
Đọc hiểu
Chú bộ đội
Chú là chú em
Chú đi tiền tuyến, nửa đêm chú về
Ba lô con cóc to be
Mũ tai bèo bẻ vành xòe trên vai
Cả nhà mừng quá chú ơi!
Y như em đã mơ rồi đêm nao.
Chú về kể chuyện vui sao
Mỹ thua cũng khóc như nhiều trẻ con
Chắp tay lạy má xin cơm
Em mà có đôi chẳng hèn thế đâu.
Muốn xin chiếc mũ tai bèo
Làm cố giải phóng, vượt đèo Trường Sơn.
Cẩm Thơ
A. Chú là bộ đội.
B. Chú là công an.
D. Chú là nông dân.
A. Ba lô con cóc.
B. Quần áo.
C. Mũ tai bèo.
D. Đáp án A và C.
A. Muốn nhanh lớn để trở thành bộ đội.
B. Muốn đi tiền tuyến bắt giặc Mỹ cùng chú.
C. Muốn xin mũ tai bèo để đội.
D. Muốn xin mũ tai bèo để làm cô giải phóng, vượt đèo Trường Sơn.
Bài thơ nói lên điều gì?
A. Tự hào về chú bộ đội đánh Mỹ cứu nước.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Nỗi nhớ về chú bộ đội.
D. Niềm mong ước được đi đánh giặc.
Đọc hiểu
Có một nghề
Có một nghề mà giấy trắng bảng đen
Và mái tóc lại bạc thêm mỗi tối
Mỗi bước đi đều tỏ ra rất vội
Chèo lái con đò sang bến đợi bình yên.
Có một nghề mà xã hội tôn vinh
Gọi hai tiếng thân tình ơi Cô Giáo
Truyền kiến thức rồi nghĩa nhân đúng đạo
Mãi cứ yêu nghề... dù ai bảo em sai...
Sưu tầm
A. Cô giáo.
B. Thầy giáo.
C. Bác sĩ.
D. Giáo viên.
A. Những người học trò.
B. Những người chèo thuyền ra khơi.
C. Những thầy cô đưa học sinh đến bến đỗ bình yên.
D. Những người dân chèo lái đánh bắt cá.
A. Vì các thầy cô luôn là người truyền kiến thức và nghĩa đạo.
B. Vì các thầy cô giúp cho kinh tế xã hội phát triển.
C. Vì các thầy cô tạo ra những bài toán hay cho trẻ học tập.
D. Vì các thầy cô là người bảo vệ trẻ trước những khó khăn của cuộc sống.
Đọc hiểu
Tình Bạn
Vịt con đang hí hoáy Ngồi vẽ ông mặt trời Bạn Heo gọi ới ơi Vịt giật mình hoảng hốt Ôi thôi lọ màu đổ Bắn tung tóe khắp nơi |
Vây bẩn lên tấm áo Vịt giận rồi Heo ơi! “Năn nỉ mà, năn nỉ...”. Heo tỉ tê làm hòa Vịt con cười, hết giận “Lần sau cẩn thận nha!” Việt Quỳnh |
A. Vì bạn Heo gọi làm bạn Vịt giật mình.
B. Vì bạn Vịt làm đổ lọ mực.
C. Vì Vịt làm mực bắn vào chiếc váy xinh.
D, Vì Heo gọi Vịt, làm Vịt giật mình nên làm đổ lọ mực vào áo.
A. Heo và Vịt là đôi bạn thân có tình bạn đẹp biết yêu thương nhường nhịn lẫn nhau.
B. Heo nghịch ngợm, Vịt có đức tính vị tha.
C, Heo và Vịt luôn ganh tỵ nhau nên Heo làm đổ mực lên áo Vịt.
D, Heo và Vịt đều ích kỉ, luôn tranh giành lẫn nhau.
A. Muốn có một tình bạn đẹp, ta cần chỉ bảo bạn học tập tốt.
B. Muốn có một tình bạn đẹp, ta cần biết nhận lỗi sai và biết tha thứ cho bạn.
C. Muốn có một tình bạn đẹp, ta cần quan tâm đến bạn bè.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
a) giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu
Khoanh tròn từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau:
b) giải thưởng, giàn hàng, giàn mướp, dục giã
a) Bác Cú Mèo rất tài giỏi. (kiểu câu: …………….. )
Đọc hiểu
Món quà của cô giáo
Trong lúc xếp hàng vào lớp, Cún Đốm bá vai Gấu Xù khiến cho Gấu Xù xô vào Mèo Khoang. Giờ sinh hoạt cuối tuần, cô đi từng bàn phát quà và phát phiếu bé ngoan cho các bé. Bỗng Gấu Xù cúi mặt xuống và nói:
- Thưa cô, con đã làm ngã bạn Mèo Khoang ạ!
- Dạ tại con đã bá vai Gấu Xù ạ! – Cún Đốm thưa.
Cô Hươu Sao gật đầu:
- Cô hiểu rồi. Lần sau, khi xếp hàng, các con đừng đùa nghịch, xô đẩy nhau nhé.
Nói rồi, cô giáo tặng cho mỗi bạn một chiếc ô tô đồ chơi rất đẹp.
Sưu tầm
A. Vì Gấu Xù không ngoan.
B. Vì Gấu Xù xô vào Mèo, làm Mèo bị ngã.
C. Vì Gấu Xù bá vai Mèo Khoang.
D. Vì Gấu Xù đánh bạn.
A. Vì các bạn đã trung thực nhận lỗi.
B. Vì các bạn không có lỗi.
C. Vì Mèo Khoang tha thứ cho các bạn.
D. Vì cô giáo có nhiều phiếu bé ngoan và quà.
A. Nên biết tiết kiệm, không được hoang phí.
B. Không nên học theo thói xấu của người khác.
C. Phải trung thực, chân thành nhận lỗi sẽ được mọi người tha thứ.
D. Phải chăm chỉ học tập, không được lười biếng.
Đọc hiểu
Đi xe máy
Hôm nay, trường Hà tổng kết năm học, cô bé quên mũ bảo hiểm ở nhà nhưng sợ muộn học nên nhất định không chịu quay lại để lấy mũ. Đang đi, bỗng mẹ vội vàng phanh gấp làm xe loạng choạng rồi đổ kềnh. Hai mẹ con ngã lăn ra đường. Chú công an nhìn thấy lo lắng hỏi: “Chị và cháu có sao không?”.
Mẹ xem xét chỗ vết thương của Hà và nói: “Cảm ơn anh, mẹ con tôi không sao ạ!”.
Chú ôn tồn nhắc nhở: “Trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm, cháu đội mũ thì những chấn thương vùng đầu giảm đi rất nhiều”.
Mẹ ân hận xin lỗi chú công an và nói với Hà: “Lần sau dù có vội hay muộn đến mấy cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm con nhỉ.”
Sưu tầm
A. Hai mẹ con bị công an tuýt còi.
B. Hai mẹ con bị ngã xe do mẹ vội vàng phanh gấp.
C. Hai mẹ con đang đi thì xe hỏng.
D. Hai mẹ con bị muộn giờ tới trường.
A. Mũ bảo hiểm
B. Cặp sách
C. Khăn quàng
D. Đồng phục
A. Để đảm bảo an toàn giao thông, đội mũ sẽ tránh được chấn thương vùng đầu.
B. Che mưa, che nắng.
C. Đeo để không bị công an phạt.
D. Để đa dạng các loại mũ.
A. Phải đi đúng làn đường quy định.
B. Phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
C. Phải lái xe an toàn, không đánh võng hay lạng lách.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Nối.
Đọc hiểu
Đội bạn tốt
Gà con và Vịt con rủ nhau ra vườn kiếm mồi. Vịt con cứ lạch bạch khiến đất bị nén xuống. Gà con tức quá nói với Vịt con:
- Bạn chẳng biết bơi gì cả, bạn đi chỗ khác chơi để tôi bới một mình vậy.
Vịt con buồn, liền bỏ ra ao tìm tép ăn. Một con Cáo thấy Gà một mình định nhảy ra vồ. Gà con sợ quá vừa chạy vừa kêu:“Chiếp, chiếp, chiếp!”
Vịt con đang lặn ngụp tìm tép, nghe tiếng bạn gọi vội vào bờ kịp cõng bạn ra xa. Cáo chạy tới bờ đã thấy Gà và Vịt đang ở gần ao sâu. Chờ mãi không được, Cáo liếm mép và bỏ đi. Lúc này Gà con mới thấy việc mình đuổi Vịt con là không tốt và xin lỗi bạn. Vịt con không giận mà còn mò tép cho Gà con ăn.
Sưu tầm
A. Gà con quý bạn bè, biết nhường nhịn và không nhận lỗi khi biết mình sai.
B. Gà con nóng tính nhưng biết xin lỗi khi nhận ra sai lầm của mình.
C. Gà con mạnh mẽ, không sợ Cáo.
D. Đáp án B và C.
Bài học em nhận được qua câu chuyện trên là:
A. Giúp đỡ người khác sẽ được người khác giúp đỡ lại.
B. Luôn đối xử tốt với bạn bè để có một tình bạn đẹp.
C. Biết xin lỗi khi nhận ra lỗi sai và sửa lỗi.
D. Cả 3 đáp án trên.
A. Luôn giúp đỡ, yêu thương, nhường nhịn nhau.
B. Luôn chỉ ra lỗi sai của bạn một cách thẳng thắn.
C. Không nói xấu bạn mình với người khác.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Đọc hiểu
Dáng Thầy
Ngắm nhìn gió thổi chiều nay
Rồi em bỗng thấy tóc thầy bạc thêm
Ngỡ đâu bụi phấn trên thềm
Mà hồn xao xuyến nhẹ êm cõi lòng
Bao năm chờ đợi cùng mong
Quay về lớp học đứng trong bóng thầy
Gió đưa thoang thoảng làn mây
Quay về trường cũ mà thầy đi xa.
Nhiều năm xa cách quê nhà
Trường xưa vẫn đợi, cây đa vẫn chờ.
Thời gian dệt mấy vần thơ
Thầy ơi? Nhớ nắng sân trường
Cho em nhận lấy bến bờ yêu thương
Ngày còn đi học vấn vương tâm hồn.
Sưu tầm
A. Viết về khung cảnh của ngôi trường xưa khi cậu học trò quay trở lại tìm thầy.
B. Viết về nỗi nhớ trường học, thầy cô, bạn bè của cậu học trò khi xa trường.
C. Viết về tình yêu trường, yêu thầy cô, bạn bè của cậu học trò.
D. Viết về tình nghĩa của cậu học trò với thầy cô mới.
A. Nắng, gió, mây, cây đa.
B. Mưa, bão, nắng, gió, hình bóng.
C. Nắng gió, làn mây, sân trường, cây cối, thầy
D. Nắng, gió, mây, cây đa, yêu thương.
A. Thầy ơi? Nhớ nắng sân trường / Ngày còn đi học vấn vương tâm hồn.
B. Nhiều năm xa cách quê nhà / Trường xưa vẫn đợi, cây đa vẫn chờ.
C. Ngắm nhìn gió thổi chiều nay / Rồi em bỗng thấy tóc thầy bạc thêm
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Đọc hiểu
Tâm sự của Vỏ Hộp
Sau khi ăn hết kẹo. Tùng ném ngay chiếc vỏ hộp ra đường. Thế là chiếc Vỏ Hộp lăn lóc trên hè phố, thỉnh thoảng nó lại rên rỉ sau những cơn gió:
- Ôi rét quá! - “Phốc” – Cu Tèo đi qua đá Vỏ Hộp bay vù vào gốc cây.
- Ai? Ai đã vứt tôi ra đường? Tại sao lại đá tôi đau thế này? – Vỏ Hộp than thở.
Ở trong nhà nhìn ra, bé Hoa thấy thương chiếc vỏ hộp lắm. Bé Hoa đi ra đem Vỏ Hộp vào nhà. Bé Hoa lấy khăn ra lau chùi, Vỏ Hộp lại sạch như mới. Bé Hoa đặt chiếc Vỏ Hộp vào túi cùng những mảnh vải vụn. Vỏ Hộp ngủ một giấc, khi tỉnh lại thấy mình đã ở giữa một đám đông toàn trẻ con nói cười râm ran:
- Cho tớ mượn cái kéo nào!
- Đưa mình xin lọ hồ!
Người xé, người dán vui ơi là vui. Bất chợt, Vỏ Hộp soi mình vào chiếc gương bên cạnh thì lạ chưa, nó đã trở thành một chiếc đài xinh xắn. Vỏ Hộp sung sướng: “Chắc nhờ bàn tay khéo léo của các bạn nhỏ đây. Xin cảm ơn các bạn đã giúp tôi trở thành vật có ích!”.
Sưu tầm
A. Không xả rác bừa bãi.
B. Nên tái chế rác để bảo vệ môi trường.
C. Vứt rác ra đường để không có tác trong nhà.
D. Đáp án A và B.
A. Nhặt và rửa sạch.
B. Cùng các bạn biến chiếc hộp thành một chiếc đài.
C. Xé, dán thành chiếc váy giấy.
D. Đáp án A và B.
A. Hãy bảo vệ môi trường bằng cách vứt rác đúng nơi quy định.
B. Hãy trồng nhiều cây xanh để bảo vệ môi trường.
C. Hãy ném rác đi để dọn sạch nhà.
D. Hãy phạt thật nặng những người vứt rác bừa bãi.
Đọc hiểu
Kẹp tóc
Có khi là bông hoa
Có khi là chiếc lá
Có khi là chùm quả
Có khi là bướm xinh.
Dẫu thay sắc đổi hình
Thì vẫn là chiếc kẹp
Cho bé gái làm đẹp
Mái tóc đen gọn gàng.
Bốn mùa cứ lần sang
Lá hoa không tàn héo
Quả vẫn mong vẫn khéo
Bướm đậu hoài tóc thơm.
Sưu tầm
A. Con bướm, bông hoa, chiếc lá, chùm quả.
B. Bướm xinh, hoa hồng, chùm nho
C. Bướm xinh, bông lúa, quả đào, chùm quả.
D. Con bướm, hoa cúc, quả dâu, hùm quả.
A. Để khoe với mọi người.
B. Để cặp tóc cho búp bê.
C. Để làm đẹp, cặp mái tóc gọn gàng.
D. Để làm kỉ niệm tuổi thơ.
A. Vì cặp tóc là đồ vật nên chiếc cặp có hình dạng lá, hoa, quả không bị hỏng.
B. Vì bạn nhỏ giữ cẩn thận nên không bị hỏng.
C. Vì bạn không dùng nên không bị hỏng.
D. Không có đáp án đúng.
Câu nào dưới đây viết theo mẫu câu Ai (cái gì, con gì) làm gì?
A. Bướm đậu hoài tóc thơm.
B. Có khi là bông hoa.
C. Thì vẫn là chiếc kẹp.
D. Lá hoa không tàn héo.
Em hãy khoanh vào từ không thuộc nhóm từ dưới đây
a) Bà nội, bà ngoại, đi học, chú, dì, cô.
Em hãy khoanh vào từ không thuộc nhóm từ dưới đây
b) Nấu cơm, rửa bát, bạn bè, học bài, quét nhà.
Đọc hiểu
Lợn con đi thăm bạn
Lợn con có một thói quen rất xấu, đó là không thích tắm. Một hôm, Gấu con mời các bạn đến nhà chơi, Lợn con hí hửng đến nhà Gấu con nhưng do bẩn và hội quá Gấu con không cho vào. Lại còn tưởng Lợn con là con Cáo gian xảo. Các bạn liền cầm gậy đuổi Lợn con đi. Lợn con sợ quá, chạy tới một cái ao nhỏ, nó chẳng may trượt chân, ngã “tùm” xuống ao. Nó liền nhân dịp đó vội vàng tắm rửa, kỳ cọ thật sạch sẽ. Cuối cùng các bạn đều nhận ra Lợn con.
Lợn con ngượng ngùng nói: “Vừa nãy không phải là tên Cáo bị rơi xuống ao đâu, mà chính là tớ đây. Vì tớ lười tắm rửa nên người vừa bẩn vừa hôi, khiến cho các bạn hiểu lầm”.
Sau khi đã hiểu ra đầu đuôi câu chuyện, các bạn của Lợn con cười phá lên. Chúng kéo tay Lợn con về nhà của Gấu con và cùng ăn uống, múa hát vui vẻ.
Sưu tầm
A. Dễ thương nhưng có một tật xấu là ham ăn.
B. Dễ thương nhưng có tật xấu là lười tắm.
C. Da vền vặn, chỗ trắng chỗ đen, còn có mùi hôi.
D. Đáp án B và C
A. Do người hôi, các bạn tưởng là Cáo gian ác.
B. Do các bạn không muốn cho Lợn con tham gia tiệc sinh nhật.
C. Do các bạn không thích Lợn con.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
A. Lợn con rơi tõm xuống ao, tiện thể kì cọ tắm giặt cho sạch sẽ.
B. Lợn con về nhà tắm rửa kì cọ sạch sẽ.
C. Lợn con kêu lên ủn ỉn để mọi người nhận ra.
D. Lợn con phát ra tín hiệu riêng chỉ các bạn mới biết.
Đọc hiểu
Em yêu cô giáo
Đời em gắn bó ngôi trường
Em yêu cô giáo tình thương mặn nồng
Dạy em gần gũi núi sông
Dạy cho em có tấm lòng ước mơ.
Dạy em giỏi tính, thuộc thơ
Nhớ luôn lễ phép chào cô, chào thầy.
Cô nâng cây bút cầm tay
Nhắc em chăm viết cho ngay thẳng hàng.
Cô nhìn, cặp mắt chứa chan
Bảo em chải tóc, sửa sang dáng ngồi...
Lòng em yêu mẹ suốt đời,
Cũng yêu cô giáo rạng ngời tình thương.
Nguyễn Xuân Sang
Câu thơ nào nói lên bạn nhỏ rất yêu cô giáo?
B. Cô nhìn, cặp mắt chứa chan.
C. Cũng yêu cô giáo rạng ngời tình thương.
D. Đáp án A và C
Bài thơ thể hiện điều gì?
A. Thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước và rất yêu mái trường thầy cô.
B. Thể hiện tình yêu gia đình và yêu cô giáo.
C. Thể hiện tình yêu và lòng biết ơn với cô giáo.
D. Thể hiện tình yêu mái trường.
Đọc hiểu
Công cha nghĩa mẹ
Tình cha biển cả bao la
Mẹ dòng sông lớn giao thoa ngọt ngào
Con như suối nhỏ quyện vào
Hòa chung dòng chảy một màu xanh trong.
Điểm tô mái ấm đượm nồng
Êm đềm hạnh phúc thỏa lòng ước mơ
Chứa chan tựa những vần thơ
Ơn cha nghĩa mẹ bến bờ nào hơn.
Bước đi vững chắc vào đời
Cao như ngọn núi Thái Sơn
Mẹ cha là cả bầu trời chở che.
Sinh thành dưỡng dục để con nên người
Sưu tầm
Những câu thơ nào thể hiện công lao của bố mẹ?
A. Tình cha biển cả bao la / Mẹ dòng sông lớn giao thoa ngọt ngào.
B. Cao như ngọn núi Thái Sơn / Sinh thành dưỡng dục để con nên người.
C. Ơn cha nghĩa mẹ bến bờ nào hơn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
A. Với ngọn núi Thái Sơn.
B. Với dòng chảy xanh trong.
C. Với con sông quê hương.
D. Với biển cả bao la.
A. Núi Thái Sơn, nước trong nguồn chảy ra.
B. Núi Thái Sơn, dòng sông lớn.
C. Dòng sông lớn
D. Biển cả, nước trong nguồn chảy ra.
Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu dưới đây:
b) Mái tóc của bà đã bạc trắng.
Đọc hiểu
Chiếc ổ khóa
Hôm nay Hòa đến nhà bác Nguyệt chơi. Đang chơi, Hòa nghe tiếng bác Nguyệt gọi to: “Hòa ơi, vào ăn bánh đi cháu”. Hòa chạy vào nhà vệ sinh rửa tay. Cậu thích thú đóng cửa, xoay vặn chốt với vẻ tò mò. Bỗng có tiếng mẹ gọi: “Hòa ơi, xong chưa nào?”
Hòa xoay tay nắm để mở cửa mà không tài nào mở được. Cuối cùng bác Nguyệt phải thuê thợ để mở khoá cửa. Cửa vừa mở, Hòa ào ra ôm chầm lấy mẹ khóc nức nở: “Mẹ ơi, con sợ quá!”. Đợi Hòa bình tĩnh, mẹ nhắc nhở: “Lần sau, đi đâu con không được nghịch khoá như thế nữa nhé”. Hòa ân hận cúi đầu: “Vâng ạ, con xin lỗi bác, con xin lỗi mẹ ạ”.
Sưu tầm
A. Vì Hòa không mở được cửa nhà vệ sinh.
B. Vì Hòa không thích ăn bánh.
C. Vì Hòa bị kẹt tay vào cửa.
D. Vì Hòa bị trượt chân ngã trong nhà vệ sinh.
A. Vì Hòa tò mò nghịch khóa, khóa lại bên trong.
B. Vì khóa không giống ở nhà nên không biết mở.
C. Vì Hòa nghịch làm hỏng khóa.
D. Đáp án A và B.
A. Tức giận, mắng Hòa.
B. Bình tĩnh, dặn dò Hòa lần sau rút kinh nghiệm.
C. Tức giận, không cho Hòa ăn bánh nữa.
D. Bình tĩnh rồi về nhà mắng Hòa.
A. Khi gặp chuyện phải bình tĩnh nghe theo hướng dẫn của người lớn để xử lý, không được khóc.
B. Không nên nghịch ngợm khi đến nhà người khác chơi.
C. Không nên tò mò nghịch những thứ ta chưa biết.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Copyright © 2021 HOCTAP247