Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 GDCD Trắc nghiệm GDCD 7 KNTT Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương (Phần 2) có đáp án !!

Trắc nghiệm GDCD 7 KNTT Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương (Phần 2) có đáp án !!

Câu 1 : Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho

A. tinh thần yêu nước.

B. lòng yêu thương con người.

C. lòng hào sảng, trượng nghĩa.

D. tinh thần nhân đạo.

Câu 2 : Tự hào về truyền thống quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo và lưu truyền từ

A. địa phương này sang địa phương khác.

B. đất nước này qua đất nước khác.

C. thế hệ này sang thế hệ khác.

D. tỉnh này qua tỉnh khác.

Câu 3 : Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

A. Quảng Nam và Quảng Ngãi.

B. Nghệ An và Hà Tĩnh.

C. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

D. Hà Nội và Hải Phòng.

Câu 5 : Truyền thống quê hương không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Những câu chuyện cổ dân gian.

B. Những làn điệu dân ca địa phương.

C. Những nghề thủ công truyền thống.

D. Những bộ phim khoa học viễn tưởng.

Câu 7 : Câu ca dao nào không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

A. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

B. Dạy con, con nhớ lấy lời/ Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.

C. Học là học đạo làm người/ Con đừng lêu lổng kẻ cười người chê.

D. Của mình thì giữ bo bo/ Của người thì để cho bò nó ăn.

Câu 8 : Nhân vật nào dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?

A. Bạn T xấu hổ về nghề thủ công mây tre đan của địa phương.

B. Trong lễ hội đầu xuân, bạn H chèo kéo khách du lịch mua hàng.

C. Bạn P yêu thích và hăng hái tham gia câu lạc bộ hát Xoan của xã.

D. Chị X tuyên truyền những thông tin sai lệch về văn hóa quê hương.

Câu 9 : Mỗi địa phương đều có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng. Vì vậy, chúng ta cần

A. tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền.

B. kì thị truyền thống của các dân tộc thiểu số.

C. phân biệt đối xử với người người khác quê hương.

D. mỉa mai văn hóa truyền thống của các địa phương khác.

Câu 10 : Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học sinh cần:

A. chê bai các lễ hội truyền thống vì không phù hợp xã hội hiện đại.

B. nghe nhạc nước ngoài, chê bai dòng nhạc dân ca của quê hương.

C. phê phán những việc làm gây tổn hại đến truyền thống quê hương.

D. từ bỏ các trang phục truyền thống của quê hương vì lỗi “mốt”.

Câu 12 : Trong lễ hội đầu xuân, M đã chèo kéo khách du lịch đổi tiền lẻ, nài ép khách du lịch mua hàng. Nếu là bạn của M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Học hỏi những hành động của bạn M.

C. Khuyên M không nên chèo kéo, nài ép du khách.

D. Rủ thêm các bạn trong lớp cùng tham gia với M.

Câu 13 : Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống tương thân tương ái?

A. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia hiến máu cứu người.

B. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, chị H thường bỏ cuộc.

C. Bạn M thường xuyên trốn học, không làm bài tập về nhà.

D. Anh T nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247