Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến

Đề thi HK1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến

Câu 1 : “ Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” là khẩu hiệu đấu tranh trong thời kì nào?

A. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

B. Phong trào 1930-1931.

C. Giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám 1945.

D. Khởi nghĩa từng phần.

Câu 2 : Xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của

A. sự ra đời của các công ty đa quốc gia.

B. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

C. sự phát triển của quan hệ thương mại thế giới.

D. quá trình thống nhất thị trường trên thế giới.

Câu 3 : Chỉ thị “ Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của BTV Trung ương Đảng được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào?

A. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945).

B. Nhật nhảy vào Đông Dương (9/1940).

C. Khi Nguyến Ái Quốc về nước chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (5/1941).

D. Nhật đầu hàng Đồng minh (15/8/1945).

Câu 4 : Trong Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12/3/1945) đề ra chủ trương gì?

A. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

B. Thành lập chính quyền cách mạng.

C. Chuẩn bị lực lượng vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền.

D. Phát động Tổng khởi nghĩa.

Câu 6 : Ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị trên đất nước ta hàng chục thế kỉ.

B. chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp hơn 80 năm và gần 5 năm của phát xít Nhật .

C. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.

D. góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 7 : Khối liên minh công - nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?

A. Phong trào giải phóng dân tộc 1930 – 1945.

B. Phong trào cách mạng 1930 -1931.

C. Phong trào dân tộc dân chủ 1930 – 1945.

D. Phong trào dân chủ 1936 -1939.

Câu 8 : Năm 1954, cuộc kháng chiến của các quốc gia nào ở Đông Nam Á kết thúc thắng lợi?

A. Việt Nam, Lào, Campuchia.    

B. Việt Nam, Malaixia, Singapo.

C.  Việt Nam, Mianma, Thái Lan.

D. Việt Nam, Lào, Inđônêxia.

Câu 9 : Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tổ chức Hiệp ước Vácsava đã dẫn đến tình trạng gì trong quan hệ quốc tế?

A. Tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ bắt đầu.

B. Chiến tranh lạnh ở giai đoạn căng thẳng nhất.

C. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe; Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới.

D.  Chiến tranh lạnh bắt đầu.

Câu 11 : Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam ra đời( 1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Đưa giai cấp công nhân và nông dân nên nắm quyền lãnh đạo.

B. Kết thúc thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam.

C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 12 : Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tháng 10 – 1930 đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam là

A. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

B. giai cấp công nhân và giai cấp tiểu tư sản.

C. giai cấp công nhân và giai cấp tư sản dân tộc.

D. giai cấp công nhân và tầng lớp trung, tiểu địa chủ.

Câu 13 : Tổ chức bí mật đầu tiên của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn là

A. Đảng Lập hiến.

B. nhóm Nam Phong.

C. Việt Nam nghĩa hòa đoàn.

D. Công hội.

Câu 14 : Tháng 10-1930, sự kiện lịch sử nào của Đảng đã diễn ra?

A. Thành lập Ban lãnh đạo hải ngoại do Lê Hồng Phong đứng đầu.

B. Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 16 : Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tạo điều kiện để giải quyết những vấn đề gì trên thế giới?

A. Duy trì hòa bình và an ninh ở châu Âu.

B. Tình trạng đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô.

C. Giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi khu vực trên thế giới

D. Tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu.

Câu 17 : Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là không đúng?

A. Đây là phong trào cách mạng mang đậm tính dân tộc hơn tính giai cấp.

B. Đây là phong trào cách mạng triệt để, không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc.

C. Đây là phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất cao.

D. Đây là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.

Câu 18 : Ngày 8-8-1967 ở Đông Nam Á diễn ra sự kiện gì?

A. Thành lập Đảng nhân dân Lào.

B. Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Thành lập Đảng nhân dân cách mạng Campuchia.

D. Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 19 : Địa phương nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trước khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công?

A. Khu tự trị Tây Bắc 

B. Khu giải phóng Việt Bắc.

C. Khu tự trị Tây Nguyên.

D. Cao Bằng.

Câu 20 : Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - công nghệ là

A. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.

B. làm hình thành một thị trường thế giới.

C. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 21 : Điểm mới căn bản giữa Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 của ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.

B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến tay sai.

C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất; thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 22 : Gọi là cách mạng khoa học – công nghệ, vì

A. có nhiều phát minh sáng chế trong lĩnh vực công nghệ nhất.

B. công nghệ được áp dung vào tất cả các ngành sản xuất và đời sống xã hội

C. do công nghệ được chú trong đầu tư.

D. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học-kĩ thuật

Câu 25 : Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc là

A. Hội đồng bảo an.

B. Đại hội đồng. 

C. Tòa án quốc tế.

D. Ban thư kí.

Câu 26 : Nguyên thủ các quốc gia nào đã tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)

A. Liên Xô, Anh, Đức.

B. Liên Xô, Mĩ, Anh.

C.  Liên Xô, Pháp, Mĩ.

D. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.

Câu 27 : Thời cơ Cách mạng tháng Tám xuất hiện trong thời điểm lịch sử nào?

A. Liên Xô tuyên chiến và tấn công Nhật tại Đông Bắc Trung Quốc (9/8/1945).

B. Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện (15/8/1945).

C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6/8/1945).

D. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945).

Câu 29 : Khi nghe tin Nhật đầu hàng quân Đồng minh ngày 15/8/1945, Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh đã có quyết định gì?

A. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”.

B. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

C. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.

D. Phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 30 : Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải

A. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. nắm bắt  thời cơ, vượt qua thách thức.

C. tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới.

D. tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế.

Câu 31 : Từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?

A. Nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

B. Chiến tranh chống Nhật.

C. Nội chiến giữa Quốc dân đảng với các thế lực thân Mĩ.

D. Nhân dân Trung Quốc xây dựng CNXH.

Câu 32 : Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được giải quyết như thế nào trong thời kỳ 1939-1945?

A. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

B. Tạm gác lại khẩu hiệu giải phóng dân tộc.

C. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu trên một cách đồng bộ.

D. Thực hiện khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

Câu 33 : Từ năm 1919 đến năm 1929,  thực dân Pháp đã thực hiện công cuộc

A. khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam

B. chấn hưng và phát triển nền kinh tế Việt Nam.

C. khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam

D. chấn hưng và phát triển nền giáo dục Việt Nam.

Câu 34 : Việc Nhật đầu hàng quân Đồng minh ngày 15/8/1945 có tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?

A. Quần chúng nhân dân có thêm tinh thần cách mạng.

B. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim- tay sai Nhật hoang mang rệu rã.

C. Thời cơ cách mạng chín muồi.

D. Đẩy mâu thuẫn dân tộc lên cao.

Câu 35 : Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tháng 10 – 1930 đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là

A. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

B. đánh đổ phong kiến và tay sai.

C. đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến.

D. đánh đổ đế quốc và tư sản mại bản.

Câu 36 : Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc  địa của

A. đế quốc Pháp.

B. đế quốc Mĩ.

C. đế quốc Anh.

D. quân phiệt Nhật.

Câu 37 : Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1/5/1930.

B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.

C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh – Bến Thủy.

D. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Câu 38 : Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) đã quyết định đổi tên Đảng thành

A. Đảng Cộng sản Đông Dương. 

B. An Nam Cộng sản Đảng

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương Cộng sản Đảng.

Câu 40 : Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) được tổ chức trong bối cảnh phong trào cách mạng của quần chúng đang

A. diễn ra lẻ tẻ.

B. diễn ra quyết liệt.

C. diễn ra bó hẹp ở một số tỉnh thuộc Bắc Bộ.

D. diễn ra dưới hình thức ôn hòa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247