Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề kiểm tra HK2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc

Đề kiểm tra HK2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc

Câu 1 : Để thực hiện trọng tâm của đường lối đổi mới đất nước, Đảng và nhân dân ta phải

A. thu hút và tận dụng vốn đầu tư của nước ngoài.

B. luôn chủ động nắm bắt thời cơ, tạo thế và lực mới.

C. tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong tổ chức ASEAN.

D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 2 : Đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là

A. mở rộng quan hệ với Mĩ.

B. hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

C. mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

D. đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN.

Câu 3 : Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện từ khi

A. Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi Đồng minh vào Đông Dương.

C. Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi Đồng minh vào Đông Dương.

D. chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập đến khi Nhật đầu hàng.

Câu 5 : Mục đích thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất nhằm

A. vơ vét tài nguyên,bóc lột nhân công.

B. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam.

C. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.

D. phát triển kinh tế Việt Nam.

Câu 6 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) là

A. lực lượng của Việt Nam quốc dân đảng đã lớn mạnh.

B. thực dân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc vây ráp.

C. thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.

D. thực dân Pháp tăng cường khủng bố sau vụ ám sát Badanh.

Câu 8 : Nội dung nào không nằm trong hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862?

A. Nhà Nguyễn  nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

B. Thành Vĩnh Long được chính thức trả lại cho triều đình Huế.

C. Nhà Nguyễn nhượng hẳn 3 tỉnh miền Tây Nam kì cho Pháp.

D. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 20 vạn lạng bạc cho Pháp.

Câu 9 : Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng) đánh dấu

A. Mĩ bắt đầu can thiệp vào miền Bắc Việt Nam.

B. Pháp chính thức thừa nhận thất bại ở Việt Nam.

C. Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

D. miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Câu 10 : Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ 1991 – 2000 là

A. tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh quan trọng của Mĩ.

B. Pháp rút khỏi NATO, Nhật Bản vẫn là thành viên quan trọng của NATO.

C. Pháp trở thành đối trọng của Mĩ, Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Pháp tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản trở thành đối trọng của Mĩ.

Câu 11 : Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết với cách mạng Việt Nam vì

A. phong trào công – nông phát triển mạnh.

B. phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh.

C. sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng.

D. sự chia rẽ và công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.

Câu 12 : Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931 là do

A. những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc.

B. sự chỉ đạo kịp thời của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam.

C. ba tổ chức cộng sản ra đời (1929) và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

D. hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929  - 1933 và chính sách khủng bố của thực dân Pháp.

Câu 13 : Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nên kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX?

A. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng chậm.

B. Phát triển ổn định, là trung tâm kinh tế duy nhất trên thế giới.

C. Phát triển xen kẽ các cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

D. Kinh tế phát triển mạnh mẽ, vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.

Câu 14 : Ngày 26/1/1950, sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Ấn Độ?

A. Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử.

B. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

C. Ấn Độ giành quyền tự trị theo phương án Maobattơn.

D. Ấn Độ phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 15 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại là gì?

A. Hạn chế về đường lối, phương pháp, tổ chức lãnh đạo.

B. Pháp quá mạnh, vũ khí hiện đại, có kinh nghiệm trên chiến trường.

C. Người đứng đầu nghĩa quân bị ám sát bất ngờ.

D. Thiếu quân số, thiếu vũ khí.

Câu 16 : Nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân hai miền Nam – Bắc Việt Nam sau năm 1975 là

A. được sum họp trong một đại gia đình, có một chính phủ thống nhất.

B. đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

D. hàn gắn vết thương chiến tranh, thống nhất đất nước.

Câu 17 : Sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối phó với thực dân Pháp từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là

A. kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ.

B. kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

C. kiên quyết chống lại nếu Pháp đem quân ra miền Bắc.

D. hòa hoãn với thực dân Pháp ở Nam Bộ.

Câu 18 : Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 lại khó khăn hơn thời kì trước?

A. Do thực dân Pháp tiến hành bắt bớ, giết hại những người lãnh đạo kháng chiến.

B. Lực lượng của nghĩa quân lạc hậu, số lượng ít.

C. Nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

D. Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Câu 19 : Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nhân dân ta đã giành được chính quyền từ

A. Phát xít Nhật và phong kiến tay sai. 

B. phong kiến.

C. phát xít Nhật.

D. Pháp – Nhật và phong kiến tay sai.

Câu 20 : Năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 21 : Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một đảng cầm quyền?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).

B. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

C. Thắng lợi của Cách mạng tháng tám năm 1945.

D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Câu 22 : Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với xã hội Việt Nam là

A. giai cấp công nhân thất nghiệp, đời sống một bộ phận đói khổ.

B. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

C. giai cấp tư sản bị phá sản, đời sống của họ khó khăn.

D. xã hội phân  hóa sâu sắc thành các tầng lớp giàu nghèo khác nhau.

Câu 23 : Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chủ nghĩa phát xít.

B. chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới.

C. chế độ phân biệt chủng tộc.

D. chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 24 : Đến năm 1917, Mĩ mới tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918), vì

A. Mĩ tách biệt với các châu lục khác bởi hai đại dương lớn.

B. không muốn nhân dân trong nước chìm đắm trong cảnh chiến tranh.

C. phong trào cách mạng ở nước Nga và các nước đang dâng cao.

D. không có điều kiện để tham chiến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 25 : Đâu không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước thực dân phương Tây cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Nền kinh tế đang phát triển.

B. Chế độ phong kiến lạc hậu, suy yếu.

C. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

D. Vị trí chiến lược quan trọng.

Câu 26 : Điểm khác biệt căn bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu so với Phan Châu Trinh là ở

A. khuynh hướng cứu nước.

B. chủ trương và xu hướng cứu nước.

C. xu hướng và phương hướng thực hiện.

D. công tác tuyên truyền và tập hợp lực lượng.

Câu 27 : Sự kiện nào dưới đây là mốc chấm dứt thời kì khủng hoảng  về giai cấp lãnh đạo và đường lối cách mạng ở Việt Nam?

A. Thành lập Tân Việt cách mạng đảng.

B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. Thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 28 : Điểm giống nhau giữa Cách mạng tư sản Pháp (1789) và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là gì?

A. Đều mang bản chất của cuộc cách mạng tư sản.

B. Đều là những cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình.

C. Đều không hướng đến giải quyết quyền lợi của công nhân và nông dân.

D. Đều do tư sản và quý tộc tư sản hóa lãnh đạo.

Câu 29 : Mĩ và chính quyền Sài Gòn gọi vùng đất do cách mạng nắm giữ là

A. “đất thánh Vatican” 

B. “đất thánh Việt cộng”.

C. đất cách mạng.

D. đất Việt cộng.

Câu 30 : Theo Hiệp định Giơ ne vơ 1954, dòng sông nào là giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta với Pháp?

A. sông Hàn.

B. sông Bến Hải. 

C. sông Gianh.

D. sông Hương.

Câu 31 : Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. cách mạng vô sản. 

B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cách mạng văn hóa.

Câu 32 : Đầu năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện nào tác động sâu sắc đến cách mạng Việt Nam?

A. Vụ án Tống văn Sơn.

B. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

C. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu 33 : Điểm giống nhau về kết quả trong hai chiến thắng tại trận Cầu Giấy 1873 và trận Cầu Giấy 1883 là gì?

A. Cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng.

B. Làm nức lòng quân dân ta.

C. Triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng.

D. Quân Pháp hoang mang.

Câu 34 : Ý nghĩa của sự ra đời 3 tổ chức cộng sản đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.

B. Dẫn đến sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.

C. Sự xâm nhập chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào công nhân.

D. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 35 : Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam là

A. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

B. sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

D. soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 36 : Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 bằng biện pháp nào?

A. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.

B. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ.

C. Tiến hành cải cách kinh tế, xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

D. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

Câu 37 : Trong Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, điều khoản nào chứng tỏ chúng ta đã bước đầu giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc?

A. Pháp công nhận Việt nam là một quốc gia tự do.

B. Pháp công nhận nền độc lập dân tộc của Việt Nam.

C. Pháp công nhận địa vị pháp lý của Việt Nam, có chính quyền, có quân đội  và tài chính riêng và quyền tự quyết dân tộc.

D. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

Câu 38 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng nhằm

A. cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.

B. biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.

C. tạo điểu kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

D. biến Việt Nam thành căn cứ quân sự, chính trị của Pháp.

Câu 39 : Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở

A.  có sự ủng hộ của quan lại chủ chiến và nhân dân.

B. có sự ủng hộ của binh lính.

C. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

D. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.

Câu 40 : Liên Xô phải đẩy mạnh khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vì muốn

A. cạnh tranh vị thế cường quốc với Mĩ.

B. vượt qua thế bao vây, cấm vận của chủ nghĩa phát xít.

C. chạy đua vũ trang với Mĩ nhằm duy trì trật tự thế giới “hai cực”.

D. khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247