Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học 512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải !!

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải !!

Câu 1 : Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

A. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây thông nhựa sống riêng rẽ

B. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

C. Vào mùa sinh sản, các con cò cái trong đàn tranh giành nơi làm tổ.

D. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

Câu 4 : Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.

B. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động

C. Cả 2 quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.

D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo

Câu 6 : Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất

A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2

B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2

C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2

D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2

Câu 9 : Sinh quyển là

A. toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí.

B. môi trường sống của tất cả các sinh vật ở trên trái đất.

C. vùng khí quyển có sinh vật sinh sống và phát triển.

D. toàn bộ sinh vật của trái đất, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật.

Câu 10 : Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong mỗi quần thể, phân bố đồng đều xảy ra khi môi trường không đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.

B. Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Phân bố theo nhóm là dạng trung gian của phân bố ngẫu nhiên và phân bố đồng đều.

D. Phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố phổ biến nhất vì khi phân bố ngẫu nhiên thì sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống môi trường.

Câu 11 : Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có 1 loài sinh vật.

B. Trong một lưới thức ăn, động vật ăn thịt thường là bậc dinh dưỡng cấp 1.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.

D. Mỗi loài sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

Câu 15 : Trong quần thể, kiểu phân bố thường hay gặp nhất là

A. phân bố ngẫu nhiên

B. phân bố theo nhóm

C. phân bố đồng đều.

D. phân tầng

Câu 16 : Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

A. Quần xã rừng lá rộng ôn đới.

B. Quần xã đồng rêu hàn đới.

C. Quần xã đồng cỏ.

D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây

Câu 17 : Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh

B. Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh

C. Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường

D. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh

Câu 22 : Trong giới hạn sinh thái, ở vị trí nào sau đây sinh vật phát triển tốt nhất?

A. Khoảng cực thuận

B. Khoảng chống chịu.

C. Điểm gây chết trên

D. Điểm gây chết dưới

Câu 24 : Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng của quần thể, luôn được duy trì ổn định và không thay đổi theo thời gian

B. Tất cả các loài sinh vật khi sống trong một môi trường thì có tỉ lệ giới tính giống nhau.

C. Ở tất cả các loài, giới tính đực thường có tỉ lệ cao hơn so với giới tính cái.

D. Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể.

Câu 29 : Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau.

B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.

C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.

D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.

Câu 30 : Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong tự nhiên, chỉ có một loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

B. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.

C. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung.

Câu 31 : Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cạnh tranh cùng loài có thể sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ sinh sản của quần thể.

B. Cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ cá thể cao và môi trường cung cấp đủ nguồn sống.

C. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, phù hợp sức chứa của môi trường.

D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân làm cho loài bị suy thoái và có thể dẫn tới diệt vong.

Câu 32 : Mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh luôn có chung đặc điểm nào sau đây?

A. Có ít nhất một loài có lợi.

B. Hai loài có kích thước cơ thể tương đương nhau.

C. Một loài luôn có hại.

D. Chỉ xảy ra khi hai loài có ổ sinh thái trùng nhau.

Câu 36 : Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.

B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ôn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.

C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.

D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường.

Câu 37 : Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.

B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì luới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

Câu 43 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ

B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.

C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.

D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.

Câu 45 : Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật mà không có trong quần thể sinh vật?

A. Phân bố đều.

B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 46 : Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.

B. Cá ép sống bám trên cá lớn.

C. Hải quỳ và cua.

D. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương.

Câu 53 : Trong không gian, các cá thể cùng loài không có kiểu phân bố nào sau đây?

A. Theo nhóm.

B. Phân tầng.

C. Đồng đều

D. Ngẫu nhiên.

Câu 57 : Trong quần thể sinh vật không có mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

A. Cạnh tranh.

B. Hội sinh.

C. Sinh vật ăn sinh vật.

D. Kí sinh.

Câu 58 : Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới.

B. Quần xã rừng lá rộng ôn đới.

C. Quần xã đồng cỏ.

D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây.

Câu 60 : Diễn thế thứ sinh có đặc điểm nào sau đây?

A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

C. Quá trình diễn thế luôn gắn liền với sự phá hại môi trường.

D. Kết quả cuối cùng luôn dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực.

Câu 61 : Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

A. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái.

B. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định.

C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.

D. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.

Câu 64 : Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa:

A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường

B. Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể

C. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể

D. Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú.

Câu 66 : Khi nói về kích thước quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển

B. Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể có được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

C. Kích của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian.

D. Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư

Câu 67 : Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:

A. Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).

B. Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) →Rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Đồng rêu hàn đới

D. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).

Câu 71 : Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã

B. Chim ở Trường Sa.

C. Cá ở Hồ Tây

D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ

Câu 73 : Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử

B. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.

C. Nước là một loại tài nguyên tái sinh

D. Vật chất từ môi trường đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường

Câu 74 : Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai

A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm

B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường

C. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài

D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Câu 77 : Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể sinh vật?

A. Mật độ

B. Tỉ lệ đực/cái

C. Loài đặc trưng

D. Thành phần nhóm tuổi.

Câu 79 : Con người đã sử dụng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Đây là ví dụ thể hiện mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

A. Khống chế sinh học

B. Cạnh tranh khác loài.

C. Cạnh tranh cùng loài.

D. Hỗ trợ cùng loài.

Câu 84 : Giun kí sinh trong ruột lợn. Môi trường sống của loài giun này là loại môi trường nào sau đây?

A. Môi trường nước

B. Môi trường sinh vật

C. Môi trường đất

D. Môi trường trên cạn

Câu 85 : Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Lưới thức ăn là một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có các mắt xích chung

B. Trong lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật đều được xếp cùng một bậc dinh dưỡng

C. Lưới thức ăn là tập hợp gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.

D. Lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ về nơi ở giữa các loài sinh vật.

Câu 86 : Kích thước tối thiểu của quần thể là

A. giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường

B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì sự tồn tại và phát triển

C. số lượng các cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng) phân bố trong khoảng không gian của quần thể

D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển

Câu 87 : Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Diễn thế là quá trình phát triển thay thế của quần xã sinh vật này bằng quần xã khác.

B. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn định.

C. Song song với quá trình diễn thế sẽ kéo theo sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh

D. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế

Câu 92 :   Trong tự nhiên, nguồn năng lượng của hệ sinh thái có nguồn gốc từ:

A. Năng lượng thủy triều

B. Năng lượng mặt trời.

C. Năng lượng gió

D. Năng lượng hoá học

Câu 94 : Quan hệ sinh thái nào sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh?

A. Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm

B. Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng

C. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các động vật dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) làm cho cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn

D. Ở một số loài, việc bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản làm cho mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải di cư đến nơi khác.

Câu 98 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Độ ẩm.

B. Cạnh tranh cùng loài

C. Cạnh tranh khác loài

D. Vật kí sinh

Câu 99 : Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?

A. Động vật bậc thấp.

B. Động vật bậc cao

C. Thực vật

D. Động vật ăn mùn hữu cơ.

Câu 101 : Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các quần xã sống ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có thành phần loài giống nhau.

B. Trong quần xã, thường chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật mà không có sự phân tầng của các loài động vật

C. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng về loài của quần xã thường vẫn được duy trì ổn định ổn định theo thời gian

D. Trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.

Câu 105 : Chỉ số nào sau đây phản ánh mật độ của quần thể?

A. Tỉ lệ đực/cái

B. Tỉ lệ các nhóm tuổi

C. Lượng cá thể được sinh ra.

D. Tổng số cá thể/diện tích môi trường.

Câu 106 : Tháp sinh thái nào sau đây luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.

A. Tháp năng lượng

B. Tháp khối lượng

C. Tháp số lượng

D. Tháp năng lượng và khối lượng

Câu 111 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Ánh sáng

B. Con người

C. Cạnh tranh cùng loài

D. Cạnh tranh khác loài.

Câu 112 : Hoạt động nào sau đây không góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

A. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước

B. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên

C. Tăng cường sử dụng các phương tiên giao thông công cộng

D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh

Câu 114 : Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài

B. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển

C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường

D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

Câu 115 : Khi nói về nhóm sinh vật phân giải của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các sinh vật sử dụng nguồn sống bằng cách phân giải các chất hữu cơ.

B. Là những loài sống kí sinh hoặc phân huỷ các xác chết

C. Phân giải vật chất thành các chất đơn giản để trả lại cho môi trường

D. Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh vật sản xuất.

Câu 119 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Độ pH

B. Vật kí sinh.

C. Vật ăn thịt

D. Hỗ trợ cùng loài.

Câu 120 : Mèo và chuột là mối quan hệ gì?

A. Cộng sinh.

B. Hợp tác.

C. Cạnh tranh.

D. Sinh vật ăn sinh vật.

Câu 121 : Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

A. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

Câu 122 : Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau

B. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất

C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.

D. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường

Câu 128 : Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản

B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển

C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản

D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.

Câu 135 : Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.

B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể

C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

Câu 136 : Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên

D. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên

Câu 140 : Có các loại môi trường sống cơ bản là:

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường khí quyển, môi trường sinh vật.

B. môi trường khí quyển, môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.

C. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. 

D. môi trường trên mặt đất, môi trường khí quyển, môi trường nước, môi trường sinh vật

Câu 142 : Ý có nội dung không đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn là

A. cấu trúc của chuỗi thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp

B. cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.

C. cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ khơi đại dương vào bờ

D. quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp hơn so với quần xã trẻ hay bị suy thoái

Câu 145 : Cho các phát biểu sau:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 151 : Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ cùng loài

B. Kí sinh cùng loài

C. Cạnh tranh cùng loài

D. Vật ăn thịt – con mồi

Câu 153 : Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

A. Quần xã rừng lá rộng ôn đới.

BQuần xã đồng rêu hàn đới.

C. Quần xã đồng cỏ

DQuần xã đồng ruộng có nhiều loại cây.

Câu 154 : Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là

A. mất hiệu quả nhóm

B. không kiếm đủ ăn

C. gen lặc có hại biểu hiện

D. sức sinh sản giảm

Câu 157 : Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã.

B. Chim ở Trường Sa

C. Cá ở Hồ Tây

D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ

Câu 158 : Sinh quyển là

A. Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí

B. Môi trường sống của tất cả các sinh vật ở trên trái đất

C. Vùng khí quyển có sinh vật sinh sống và phát triển

D. Toàn bộ sinh vật của trái đất, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật

Câu 159 : Cho các khu sinh học (biôm) sau đây: 

A. (4), (1), (2), (3)

B. (3), (1), (2), (4)

C.(4), (3), (1), (2).

D. (4), (2), (1), (3).

Câu 161 : Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là

A. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều

B. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế

C. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông

D. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế

Câu 164 : Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?

A. Cạnh tranh khác loài.

B. Cạnh tranh cùng loài.

C. Kí sinh cùng loài

D. Hỗ trợ cùng loài

Câu 166 : Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là

A. Kí sinh

B. Hội sinh.

C. Cộng sinh

D. Sinh vật ăn sinh vật

Câu 169 : Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?

A. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau

B. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn

C. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt

D. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn

Câu 170 : Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì?

A. Ức chế cảm nhiễm

B. Sinh vật ăn sinh vật

C. Cạnh tranh

D. Kí sinh

Câu 172 : Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?

A. Rừng

B. Than đá.

C. Khoáng sản

D. Dầu mỏ

Câu 173 : Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?

A. Các loài động vật

B. Các loài vi sinh vật

C. Các loài thực vật

D. Xác chết của sinh vật

Câu 178 : Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.

B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường

C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống

D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì ổn định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường

Câu 179 : Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?

A. Hỗ trợ cùng loài

B. Cạnh tranh cùng loài

C. Cạnh tranh khác loài

D. Kí sinh cùng loài

Câu 180 : Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi

B. Khi điều kiện thuận lợi, mật độ trung bình, tốc độ tăng trưởng của quần thể có thể đạt cực đại

C. Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định theo thời gian

D. Phân bố đồng đều thường gặp tđiều kiện sống phân bố đều và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 184 : Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?

A. phân bố ngẫu nhiên

B. phân tầng

C. phân bố đồng đều

D. phân bố theo nhóm

Câu 185 : Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới

B. Quần xã rừng lá rộng ôn đới

C. Quần xã đồng cỏ

D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây

Câu 186 : Ý có nội dung không đúng khi nói về vai trò quan hệ hỗ trợ trong quần thể là

A. làm tăng khả năng kiếm mồi của các cá thể

B. làm tăng khả năng sống sót của các cá thể. 

C. khai thác tối ưu nguồn sống

D. giúp cho quần thể phát triển ổn định

Câu 191 : Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?

A. Động vật bậc thấp

B. Động vật bậc cao

C. Thực vật

D. Động vật ăn mùn hữu cơ

Câu 192 : Nhận định nào sau đây là đúng về năng lượng trong hệ sinh thái:

A. Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua chất thải và các bộ phận bị rơi rụng (lá cây, rụng lông, lột xác…)

B. Dòng năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường

C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng nhiều hơn so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn

D. Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì động vật ăn thực vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn

Câu 197 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Độ ẩm

B. Cạnh tranh cùng loài

C. Cạnh tranh khác

D. Vật kí sinh

Câu 198 : Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt ch thì

A. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn

B. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh

C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần

D. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần

Câu 202 : Trong giới hạn sinh thái, ở vị trí nào sau đây sinh vật phát triển tốt nhất?

A. Điểm gây chết trên

B. Khoảng chống chịu

C. Điểm gây chết dưới

D. Khoảng cực thuận

Câu 203 : Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

D. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

Câu 205 : Cho các phát biểu sau:

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 206 : Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ

A. hợp tác

B. kí sinh – vật chủ

C. hội sinh

D. cộng sinh

Câu 207 : Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ ?

A. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm

B. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng

C. Ổ sinh thái của bướm sẽ thu hẹp

D. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại

Câu 210 : Cho các mối quan hệ sau:

A. 1.

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 217 : Chấy hút máu trâu. Mối quan hệ giữa chấy và trâu thuộc dạng nào sau đây?

A. Hợp tác

B. Kí sinh – vật chủ

C. Hội sinh

D. Cộng sinh

Câu 218 : Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường

B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp

Câu 219 : Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?

A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước

B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ

C. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước

D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước

Câu 222 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng

B. Độ ẩm

C. Cạnh tranh

D. Nhiệt độ

Câu 224 : Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi

B. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn

C. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn

D. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng

Câu 228 : Cho các hiện tượng sau:

A. 2

B. 1

C. 0

D. 3

Câu 229 : Sinh quyển là

A. Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí

B. môi trường sống của tất cả các sinh vật ở trên trái đất

C. vùng khí quyển có sinh vật sinh sống và phát triển

D. toàn bộ sinh vật của trái đất, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật

Câu 235 : Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa

A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường

B. Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể

C. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể

D. Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú

Câu 236 : Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng

B. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật

C. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải

D. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

Câu 241 : Đến mùa sinh sản, ve sầu cái đua nhau phát ra tiếng kêu để tìm con đực. Hiện tượng đua nhau này là thuộc mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

A. Cạnh tranh cùng loài

B. Cạnh tranh khác loài

C. Ức chế cảm nhiễm

D. Hỗ trợ cùng loài

Câu 242 : Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?

A. Phân bố đều

B. Phân bố theo nhóm

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng

D. Phấn bố ngẫu nhiên

Câu 246 : Cho các nhận định sau:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 247 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ

B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây

C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương

D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn

Câu 248 : Chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế trong các chuỗi thức ăn cơ bản được gặp trong điều kiện nào dưới đây?

A. Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa xuân ấm nắng

B. Các ao hồ nghèo dinh dưỡng

C. Khối nước sông trong mùa nước cạn

D. Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới

Câu 251 : Cho các đặc điểm sau:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 252 : Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh?

A. Đất

B. Rừng

C. Nước sạch

D. Dầu mỏ

Câu 253 : Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh?

A. Đất

B. Rừng

C. Nước sạch

D. Dầu mỏ

Câu 254 : Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua

A. quá trình bài tiết các chất thải

B. hoạt động hô hấp

C. quá trình sinh tổng hợp các chất

D. hoạt động quang hợp

Câu 255 : Sau mỗi lần có sự giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất

A. Quần thể có tốc độ sinh sản chậm, kích thước cá thể lớn

B. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể lớn 

C. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé 

D. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé, tuổi thọ ngắn

Câu 258 : Cho các hiện tượng sau:

A. 3

B. 6.

C. 4

D. 5

Câu 261 : Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ

B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải

C. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật

D. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng

Câu 262 : Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh với nhau

B. Cùng một nơi ở thường chỉ có một ổ sinh thái

C. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của loài đó

D. Cùng một nơi ở, hai loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt

Câu 265 : Xét các trường hợp sau:

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 267 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

B. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 268 : Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt

B. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm

C. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa

D. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật

Câu 269 : Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật

B. Sự phân tầng trong quần xã sẽ làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường làm tăng cạnh tranh khác loài

C. Sự phân bố không đều của các nhân tố vô sinh là nguyên nhân chính dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẻ hơn so với hệ sinh thái tự nhiên

Câu 271 : Trong cùng một vĩ độ, sự sắp xếp các khu sinh học theo sự tăng dần của lượng mưa là

A. Rừng mưa nhiệt đới => Savan => Hoang mạc, sa mạc

B. Rừng rụng lá ôn đới => Thảo nguyên => Rừng Địa Trung Hải

C. Savan => Hoang mạc, sa mạc => Rừng mưa nhiệt đới

D. Rừng địa trung hải => Thảo nguyên => Rừng rụng lá ôn đới

Câu 273 : Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ

B. Cá ép sống bám trên cá lớn

C. Hải quỳ và cua

D. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương

Câu 278 : Môi trường sống của các loài giun kí sinh là môi trường

A. sinh vật

B. nước

C. đất

D. trên cạn.

Câu 279 : Trong giới hạn sinh thái, khoảng chống chịu là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. bị ức chế về các hoạt động sinh lý

B. bị chết hàng loạt

C. sinh sản thuận lợi nhất

D. phát triển thuận lợi nhất

Câu 280 : Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong quần xã cực đỉnh, chỉ có một chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng

B. Khi đi từ vĩ độ thấp đễn vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn

C. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung

Câu 281 : Khi khai thác một quần thể cá trong hồ nếu nhiều mẻ lưới đều thu được tỷ lệ các lớn chiếm ưu thế hơn so với cá con thì kết luận nào sau đây là chính xác ?

A. Chưa khai thác hết tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ

B. Khai thác quá mức tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ

C. Khai thác đến mức quần thể cá chuẩn bị suy kiện về số lượng cá thể của quần thể cá trong hồ

D. Khai thác đúng với tiềm năng sinh học về số lượng cá thể của quần thể cá trong hồ

Câu 287 : Xét một lưới thức ăn như sau

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 288 : Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau

A. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái

B. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định

C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên

D. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên

Câu 303 : Xét một lưới thức ăn như sau

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 310 : Khoảng thuận lợi của các nhân tố sinh thái là khoảng?

A. Gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật

B. Không gian cho phép loài đó tồn tại và phát triển

C. Sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định

D. Đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất

Câu 311 : Có các loại môi trường phổ biến là

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn

Câu 312 : Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết

A. sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật

B. sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã

C. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã

D. dòng năng lượng trong quần xã

Câu 313 : Để xác định mật độ cá mè trong ao, ta cần phải xác định

A. số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể

B. số lượng cá mè và thể tích của ao.

C. số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong

D. số lượng cá mè và diện tích của ao

Câu 315 : Khu sinh học (biôm) nào sau đây có độ phong phú về thành phần loài sinh vật nhất?

A. Rừng lá kim phương Bắc

B. Rừng lá rụng ôn đới

C. Rừng Địa Trung Hải

D. Rừng rậm nhiệt đới

Câu 320 : Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện môi trường

B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể

D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống

Câu 321 : Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?

A. Nuôi cá để diệt bọ gậy

B. Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn

C. Nuôi mèo để diệt chuột

D. Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân hại lúa

Câu 322 : Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm

A. quần thể sinh vật và sinh cảnh

B. thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh

C. các nhân tố sinh thái vô sinh

D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy

Câu 323 : Phát biểu nào sau đây khi nói về kích thước của quần thể sinh vật là đúng?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là giống nhau giữa các loài

B. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

C. Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi dẫn đển cạnh tranh làm cho mức sinh sản của quần thể tăng

D. Kích thước quần thể không bao giờ thấp hơn mức tối thiểu

Câu 324 : Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?

A. Động vật bậc thấp, thực vật, vi sinh vật

B. Động vật bậc thấp, vi sinh vật

C. Thực vật, tảo đơn bào và vi khuẩn lam

D. Sinh vật dị dưỡng

Câu 326 : Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Phân bố đồng đều

B. Phân bố theo nhóm

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng

D. Phân bố ngẫu nhiên

Câu 327 : Phát biểu nào sau đây đúng về nhịp sinh học?

A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường

B. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường

C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường

D. Nhịp sinh là học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi

Câu 328 : Cho các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sau:

A. (1), (2).

B. (1), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2), (4).

Câu 330 : Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Sinh vật sản xuất

B. Động vật ăn thực vật

C. Động vật ăn động vật

D. Sinh vật phân giải

Câu 331 : Trong một môi trường sống xác định gồm tảo lục, vi sinh vật phân hủy đó là

A. quần thể sinh vật

B. quần xã sinh vật

C. sinh quyển

D. hệ sinh thái

Câu 334 : Nhóm sinh vật nào sau đây không phải một quần thể?

A. Các con chim sống trong một cánh rừng

B. Các cây cọ sống trên một quả đồi

C. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên

D. Các con cá chép sống trong một cái hồ

Câu 335 : Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Tỉ lệ đực cái

B. Tỉ lệ các nhóm tuổi

C. Mối quan hệ giữa các cá thể

D. Kiểu phân bố

Câu 336 : Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài

B. khống chế sinh học

C. cân bằng sinh học

D. cân bằng quần thể

Câu 337 : Trong chu trình sinh địa hóa

A. vi khuẩn nốt sần biến đổi NO3- thành N2 để trả lại cho môi trường không khí

B. hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển

C. các chất sau khi tham gia chu trình đều được trả lại môi trường ở dạng ban đầu

D. chu trình nitơ không liên quan đến hoạt động của các vi sinh vật

Câu 338 : Di chuyển theo chiều tăng dần của vĩ độ - từ xích đạo lên bắc cực, lần lượt ta sẽ bắt gặp

A. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga

B. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên

C. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới

D. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Câu 339 : Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm

A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể

B. làm tăng mức độ sinh sản

C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng

D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng

Câu 343 : Tập hợp sinh vật nào sau đây được xem là một quần thể giao phối?

A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê

B. Những con ong thợ lấy mật ở vườn hoa

C. Những con gà trống và gà mái nhốt một góc ở chợ

D. Những con cá sống trong một cái hồ

Câu 345 : Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm

A. Quần thể sinh vật và sinh cảnh

B. Quần xã sinh và sinh sinh cảnh

C. Các nhân tố sinh thái vô sinh

D. Các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy

Câu 346 : Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ

B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ

C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ

D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ

Câu 348 : Cho nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:

A. (2) và (5)

B. (1) và (4)

C. (3) và (4)

D. (2) và (3)

Câu 351 : Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa

B. Tập hợp cá trong hồ Tây.

C. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ

D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao

Câu 352 : Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi?

A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

B. Điều kiên sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao

D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ hợp với nhau

Câu 354 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

A. Quần xã sinh vật dưới nước, tất cả các chuỗi thức ăn đều được khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ

B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn

C. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao

D. Độ đa dạng của quần xã sinh vật càng thấp thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp

Câu 355 : Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2÷44°, điểm cực thuận là 28°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5÷42°C, điểm cực thuận là 30°C. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.

B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn

D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn

Câu 356 : Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi là

A. một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó

B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông; một loài có lợi

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít; một loài có lợi.

Câu 358 : Để xác định mật độ của quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và

A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể

B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể

C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng

D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể

Câu 359 : Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm?

A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít

B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn

C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi có điều kiện chăm sóc nhiều

D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn

Câu 360 : Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do

A. hô hấp, tạo nhiệt ở cơ thể sinh vật

B. các chất thải (phân động vật, chất bài tiết)

C. các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá cây rụng, củ, rễ).

D. các bộ phận rơi rụng ở động vật (rụng lông và lột xác ở động vật).

Câu 361 : Các cây thông trong rừng thông phân bố theo kiểu phân bố nào sau đây?

A. Phân bố đồng đều

B. Phân bố ngẫu nhiên.

C. Phân bố theo nhóm

D. Phân bố xen kẽ

Câu 364 : Sản lượng sinh vật thứ cấp được tạo ra bởi

A. Các loài tảo

B. dương xỉ, rêu

C. các loài động vật

D. thực vật bậc cao

Câu 365 : Phát biểu nào sau đây đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiếu

B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong

C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong

D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu

Câu 366 : Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên

A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ

B. tăng cường, vì số lượng đánh bắt được nhiều

C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái

D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định

Câu 367 : Trong quần thể, các cá thể phân bố theo nhóm có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

B. Thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau

C. Giúp sinh vật tận dụng nguồn sống trong quần thể

D. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

Câu 368 : Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thế ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể

B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển

C. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại

D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường

Câu 369 : Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?

A. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ đậu

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 370 : Yếu tố nào sau đây không tuần hoàn trong hệ sinh thái?

A. Năng lượng mặt trời

B. Nitơ

C. Cacbon

D. Photpho

Câu 373 : Trường hợp nào sau đây là tăng kích thước của quần thể sinh vật?

A. Các cá thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng

B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm

C. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng

D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau

Câu 374 : Sản lượng sinh vật thứ cấp cao mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng nào?

A. Vật dữ đầu bảng

B. Những động vật gần với vật dữ đầu bảng

C. Những động vật ở bậc dinh dưỡng trung bình trong chuỗi thức ăn

D. Động vật ở bậc dinh dưỡng gần với sinh vật tự dưỡng

Câu 375 : Khi nói về sự phân bố các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất giúp các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 376 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là

A. tận dụng nguồn sống tiềm tàng

B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài

C. giảm cạnh tranh cùng loài

D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài

Câu 377 : Quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái không được xem là chu trình sinh địa hóa vì

A. không có sự trao đổi giữa cơ thể với môi trường

B. năng lượng không tuần hoàn theo chu trình

C. không khép kín hoàn toàn

D. khép kín hoàn toàn

Câu 378 : Quan hệ giữa nấm với tảo trong địa y là biểu hiện quan hệ

A. hội sinh

B. cộng sinh

C. kí sinh

D. ức chế cảm nhiễm

Câu 379 : Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Các cá thể tôm sống trong hồ

B. Cá rô phi đơn tính trong hồ

C. Các con chó sói trong rừng

D. Cá trắm cỏ sống trong ao

Câu 381 : Trong nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất?

A. Sinh vật sản xuất.

B. Động vật ăn thực vật.

C. Động vật ăn thịt

D. Động vật phân hủy

Câu 382 : Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thụ cuối cùng đều được

A. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo

B. Chuyển cho các sinh vật phân giải

C. Sử dụng cho các hoạt động sống

D. Truyền trở lại môi trường

Câu 383 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 384 : Một quần xã ổn định thường có

A. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp.

B. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao

C. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao

D. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp

Câu 385 : Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian

B. Là khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu

C. Là khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi

D. Là khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất

Câu 386 : Phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên

A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể

B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng mức sinh sản

C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể

D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài

Câu 387 : Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ họ đậu

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 388 : Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là

A. Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng

B. Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng

C. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng

D. Chuyến hóa từ hóa năng sang nhiệt năng

Câu 390 : Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?

A. Sinh vật phân giải

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1

C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2

D. Sinh vật sản xuất

Câu 391 : Hệ sinh thái bao gồm

A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.

B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã

C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

Câu 392 : Giới hạn sinh thái là

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian

B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được

C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được

D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được

Câu 393 : Các kiểu quan hệ đối kháng trong quần xã là

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác

B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh

D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 394 : Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất

Câu 395 : Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường phát triển

B. Ở miền bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C.

C. Ở đồng rêu phương bắc, cứ 3 – 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

D. Ở Việt Nam, hàng năm vào mùa thu hoạch lúa, ngô,... chim cu gáy xuất hiện nhiều

Câu 396 : Hiện tượng số lượng cá thể cảu một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là

A. hiện tượng khống chế sinh học

B. trạng thái cân bằng của quần thể.

C. trạng thái cân bằng sinh học

D. sự điều hòa mật độ

Câu 397 : Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi nào?

A. Điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất

B. Mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.

C. Điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).

D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong tăng xấp xỉ nhau

Câu 399 : Cho các phát biểu về quan hệ cạnh tranh trong quần thể, có bao nhiêu

A. Rừng lá rộng ôn đới

B. Đồng rêu hàn đới

C. Rừng cây lá kim

D. Rừng mưa nhiệt đới

Câu 400 : Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là

A. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể

B. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể

C. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển

D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên

Câu 401 : Sinh vật sản xuất là những sinh vật

A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp.

Câu 402 : Hiệu suất sinh thái là

A. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.

B. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng

C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp

D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp

Câu 404 : Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

A. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật

B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong

C. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp

D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường

Câu 405 : Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất.

B. có sức sống trung bình

C. có sức sống giảm dần

D. chết hàng loạt

Câu 408 : Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là

A. Phân bố ngẫu nhiên

B. Phân bố theo nhóm

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng

D. Phân bố đồng đều

Câu 409 : Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm

A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước

B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo

C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt

D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn

Câu 410 : Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?

A. Độ da dạng về loài.

B. Mật độ cá thể của quần thể.

C. Tỉ lệ giới tính

D. Tỉ lệ các nhóm tuổi

Câu 412 : Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.

B. Do nhu cầu sống khác nhau

C. Do mối quan hệ hợp tác giữa các loài

D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng

Câu 414 : Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian

C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian

D. Mức sinh sản và mức tử vong có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường

Câu 416 : Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải

C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.

Câu 420 : Có các loại môi trường sống phổ biến là

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn

Câu 421 : Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể

B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất

C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống

D. Mật độ cá thể của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm

Câu 422 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

A. Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì sẽ làm suy vong quần thể

B. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nguồn sống của môi trường đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể

C. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

D. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

Câu 425 : Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu

A. hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

B. hệ sinh thái trên cạn và dưới nước

C. hệ sinh thái rừng và biển.

D. hệ sinh thái lục địa và đại dương

Câu 426 : Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong

B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường

C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn

D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể

Câu 427 : Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài.

B. khống chế sinh học

C. cân bằng sinh học

D. cân bằng quần thể

Câu 428 : Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống của môi trường sống

B. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài

C. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện sống của môi trường

D.Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S

Câu 429 : Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, sự cạnh tranh mạnh

B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh

Câu 430 : Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

A. Cánh đồng

B. Bể cá cảnh

C. Rừng nhiệt đới.

D. Trạm vũ trụ

Câu 433 : Cho các thông tin sau:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 436 : Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết

D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất

Câu 437 : Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Phân bố đồng đều

B. Phân bố theo nhóm

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

D. Phân bố ngẫu nhiên

Câu 438 : Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là

A. giun sán sống trong cơ thể lợn

B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng

C. vi khuẩn lam sống cùng với nấm

D. thỏ và chó sói sống trong rừng

Câu 439 : Hiệu suất sinh thái là gì?

A. Sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng

B. Tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng

C. Tỉ lệ phần trăm khối lượng giữa các bậc dinh dưỡng

D. Tỉ lệ phần trăm cá thể giữa các bậc dinh dưỡng

Câu 441 : Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do

A. hô hấp, tạo nhiệt cơ thể sinh vật

B. các chất thải (phân động vật, chất bài tiết ).

C. các bộ phận rơi rụng ở thực vật ( lá cây rụng, củ, rễ).

D. các bộ phận rơi rụng ở vật (rụng lông và lột xác ở động vật).

Câu 442 : Tính đa dạng về loài quần xã là

A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 443 : Trong một hệ sinh thái

A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng

B. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng

C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật tái sử dụng

D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được sinh vật tái sử dụng

Câu 444 : Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và có chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là một ví dụ về

A. diễn thế nguyên sinh.

B. diễn thế thứ sinh.

C. diễn thế phân hủy

D. diễn thế nguyên sinh hoặc diễn thế thứ sinh

Câu 445 : Cho các hiện tượng sau:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 448 : Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?

A. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng

B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp

C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng

D. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất

Câu 449 : Thực vật C được phân bố như thế nào?

A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới.

B. Sống ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới

C. Sống ở vùng nhiệt đới

D. Sống ở vùng sa mạc

Câu 450 : Đặc điểm nổi bật của hệ động, thực vật trên đảo đại dương là gì?

A. Có toàn các loài du nhập từ các nơi khác đến

B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất

C. Có toàn những loài đặc hữu.

D. Có hệ động, thực vật nghèo nàn hơn đảo lục địa

Câu 451 : Vật chất trong chu trình sinh địa hóa được sinh vật sử dụng

A. Một lần

B. Hai lần

C. Ba lần

D. Lặp đi lặp lại nhiều lần.

Câu 453 : Cho các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sau:

A. (1), (2).

B. (1), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2), (4).

Câu 454 : Khu sinh học (biôm) nào sau đây có độ phong phú về thành phần loài sinh vật nhất?

A. Rừng lá kim phương Bắc

B. Rừng lá rụng ôn đới

C. Rừng Địa Trung Hải

D. Rừng rậm nhiệt đới

Câu 455 : Phát biểu nào sau đây khi nói về kích thước của quần thể sinh vật là đúng?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là giống nhau giữa các loài

B. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

C. Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi dẫn đến cạnh tranh làm cho mức sinh sản của quần thể tăng

D. Kích thước quần thể không bao giờ thấp hơn mức tối thiểu

Câu 461 : Cho các nhận định sau :

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 463 : Phương pháp nào sau đây không làm tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái nông nghiệp?

A. Sử dụng lại các rác thải hữu cơ

B. Tăng cường sử dụng đạm sinh học

C. Hạn chế sự mất mát chất dinh dưỡng ra khỏi hệ sinh thái

D. Tăng cường sử dụng các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ

Câu 464 : Trong một hồ tương đối giàu chất dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên dư thừa các chất dinh dưỡng, làm cá chết hàng loạt. Nguyên nhân chủ yếu do

A. Cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm

B. Cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo

C. Cá khai thác quá mức động vật nổi

D. Cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo

Câu 466 : Sự phân tầng trong quần xã có vai trò chủ yếu là

A. Làm tăng số luợng loài, giúp điều chỉnh số luợng cá th trong quần xã để duy trì trạng thái cân bng trong qun xã

B. Tăng cường sự hỗ trợ giữa các loài, giúp số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã đều tăng.

C. Đảm bảo cho các cá thể phân bố đồng đều, giúp quần xã duy trì trạng thái ổn định lâu dài

D. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường

Câu 467 : Những sinh vật rộng nhiệt nhất phân bố ở

A. Trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm

B. Trên mặt đất vùng ôn đới ấm áp trong mùa hè, băng tuyết trong mùa

C. Trong tầng nước sâu

D. Bắc và Nam Cực băng giá

Câu 468 : Cho biết ở Việt Nam, Cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25÷35°C. Khi nhiệt độ xuống dưới 2°C hoặc cao hơn 44°C thì cá bị chết. Cá Rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20÷35°C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,6°C hoặc cao hơn 42°C thì cá bị chết. Trong các nhận định sau đây, nhận định nào là không đúng?

A. Mỗi loài cá này đều có hai khoảng chống chịu về nhiệt độ

B. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đồi theo giai đoạn phát triển hoặc trạng thái sinh lí của cơ thể

C. Cá Chép có giới hạn sinh thái rộng hơn cá Rô phi nên vùng phân bố của cá chép thường rộng hơn

D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đổi theo điều kiện môi trường

Câu 469 : Quá trình nào sau đây được gọi là diễn thế thứ sinh?

A. Diễn thế xảy ra ở đảo mới hình thành

B. Diễn thế xảy ra ở bãi bồi ven biển mới hình thành

C. Diễn thế xảy ra ở một rừng nguyên sinh

D. Diễn thế xảy ra ở miệng núi lửa sau khi phun

Câu 470 : Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Vật chất được tuần hoàn còn năng lượng không được tái sử dụng

B. Quá trình biến đổi biến đổi vật chất luôn đi kèm với biến đổi năng lượng

C. Năng lượng hao phí chủ yếu qua quá trình hô hấp của sinh vật

D. Chuỗi thức ăn dưới nước thường có ít măt xích hơn chuỗi thức ăn trên cạn

Câu 471 : Cá mập hổ ăn rùa biển. Rùa biển ăn cỏ biển. Cá đẻ trứng vào trong bãi cỏ biển. Nếu người thợ săn giết hầu hết cá mập hổ trong hệ sinh thái này thì điều gì sẽ xảy ra?

A. Sẽ có sự gia tăng của rùa biển và sự gia tăng của cá biển

B. Sẽ có sự suy giảm cá và sự gia tăng của cỏ biển.

C. Sẽ có sự gia tăng rùa biển và giảm số lượng cá

D. Sẽ có sự suy giảm của rùa biển và sự gia tăng của có biển

Câu 473 : Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Phân bố theo chiều thẳng đứng

B. Phân bố ngẫu nhiên

C. Phân bố theo nhóm

D. Phân bố đồng đều (Phân bố đều)

Câu 475 : Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là quan hệ đối kháng?

A. Lúa và cỏ dại

B. Chim sâu và sâu ăn lá

C. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn

D. Chim sáo và trâu rừng

Câu 477 : Quan sát một quần thể mà các cá thể được phân phối đồng đều cho thấy rằng

A. Khu vực phân bố của quần thể ngày càng tăng kích thước

B. Tài nguyên đươc phân bố không đồng đều

C. các cá thể của quần thể đang cạnh tranh gay gắt để khai thác tài nguyên

D. mật độ quần thể thấp

Câu 478 : Phát biểu nào về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là ĐÚNG?

A. Tất cả năng lượng có sẵn ở mỗi bậc dinh dưỡng được chuyển đến bậc dinh dưỡng cao hơn

B. Động vật ăn cỏ có được năng lượng từ các sinh vật sản xuất

C. Sinh vật phân hủy chỉ ăn sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp nhất

D. Ở tháp năng lượng bậc dinh dưỡng thấp nhất lưu trữ ít năng lượng nhất

Câu 479 : Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quan thể đạt kích thước tối đa?

A. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng

B. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể

C. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác

D. Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm

Câu 482 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Cạnh tranh khác loài

B. Nhiệt độ

C. Cạnh tranh cùng loài.

D. Vật ăn thịt và con mồi

Câu 484 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên?

A. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên

B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín

C. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên

D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng

Câu 485 : Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất

B. có sức sống trung bình

B. có sức sống trung bình

D. bị ức chế về các hoạt động sinh lý

Câu 487 : Khi nói về tương quan giữa kích thước quần thể và kích thước của cơ thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn

B. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ

C. Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể

D. Kích thước quần thể của loài chịu ảnh hưởng của môi trường sống

Câu 489 : Môi trường sống của các loài giun kí sinh là môi trường

A. sinh vật

B. nước

C. đất

D. trên cạn

Câu 490 : Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kỳ?

A. Ở Việt Nam, hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô

B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều

C. Ở miền Bắc Việt Nam, số ượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC

D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm

Câu 495 : Mối quan hệ nào sau đây không thuộc nhóm quan hệ hỗ trợ?

A. Hội sinh

B. Cộng sinh

C. Hợp tác

D. ức chế - cảm nhiễm.

Câu 496 : Sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể làm cho

A. mức nhập cư cũng tăng

B. sức sinh sản tăng

C. số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống

D. mức tử vong giảm.

Câu 497 : Cho các nhóm sinh vật sau:

A. II, IV.

B. I, III

C. II, III

C. II, III

Câu 498 : Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản

B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sừ dụng nguồn sống và mức độ sinh sản của quần thể

C. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

D. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đổi theo mùa, theo năm hoặc theo điều kiện của môi trường sống

Câu 499 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?

A. Sinh vật sản xuất gồm vi sinh vật là chủ yếu và một số thực vật

B. Các loài động vật không xương sống và động vật có xương sống đều là những sinh vật tiêu thụ

C. Nấm là một nhóm sinh vật phân giải, chúng phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ

D. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn

Câu 501 : Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai

A. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản

B. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tổn tại và phát triển của quần thể

C. Khi mật độ quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở

D. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong các quần thể tự nhiên

Câu 502 : Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật?

A. Phân bố đồng đều

B. Phân bố ngẫu nhiên

C. Phân bố theo nhóm

D. Phân bố theo chiều thẳng đứng

Câu 503 : Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng thứ 3

B. Sinh vật kí sinh là sinh vật phân giải

C. Sinh vật tự dưỡng gồm thực vật xanh, tảo và các loại vi khuẩn

D. Giun đất, sâu bọ ăn thịt là sinh vật tiêu thụ

Câu 505 : Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở khoảng chống chịu, các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật

B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được

C. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ giống nhau ở tất cà các loài sống trong vùng nhiệt đới

D. ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất

Câu 509 : Nhận định nào sau đây là sai về hiệu suất sinh thái?

A. Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng

B. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng là như nhau

C. Để nâng cao hiệu suất sinh thái cần rút ngắn số mắt xích trong một chuỗi thức ăn và sử dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật

D. Hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng là rất thấp

Câu 510 : Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

A. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên

B. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất

C. Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp

D. Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá

Câu 512 : Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể trong quần thể theo nhóm có ý nghĩa

A. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài

C. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường

D. Hỗ trợ nhau để chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

Câu 513 : Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?

A. Chim cu gáy

B. Mèo rừng

C. Tảo

D. Muỗi

Câu 514 : Nhận định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật, kết thúc hình thành quần xã tương đối ổn định

B. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn, kết thúc có thể hình thành quần xã tương đối ổn định

C. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật, kết thúc luôn hình thành quần xã tương đối ổn định

D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn, kết thúc hình thành quần xã tương đối ổn định

Câu 515 : Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng

A. tiêu diệt các loài bất lợi cho sinh vật

B. làm giảm độ đa dạng của quần xã

C. thiết lập trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên

D. làm tăng độ đa dạng của quần xã

Câu 516 : Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi

A. số lượng loài và mối quan hệ giữa các cá thể

B. thành phần loài và sự phân bố

C. kích thước và mật độ quần xã

D. giới tính và nhóm tuổi.

Câu 517 : Khi nói về đặc trưng nhóm tuổi trong quần thể phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tháp tuổi có đáy bé đỉnh lớn thể hiện quần thể đang phát triển

B. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của quần thể

C. Để xây đựng tháp tuổi người ta dựa vào tuổi sinh lí

D. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể

Câu 518 : Cho các ví đụ sau:

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 520 : Hình ảnh dưới đây mô tả

A. các loài chim có nơi kiếm ăn khác nhau nhưng có chung ổ sinh thái

B. các loài chim có nơi ở khác nhau nên nơi kiếm ăn cũng khác nhau.

C. các loài chim có nơi kiếm ăn khác nhau nên chịu tác động của các nhân tố sinh thái khác nhau

D. các loài chim có ổ sinh thái khác nhau trong cùng nơi ở

Câu 522 : Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì

A. cả hai loài đều có lợi

B. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại

C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì

D. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại

Câu 525 : Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp gì?

A. Tháp tuổi

B. Tháp số lượng

C. Tháp sinh khối

D. Tháp năng lượng.

Câu 526 : Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là quan hệ gì?

A. Hỗ trợ

B. Ức chế - cảm nhiễm

C. Ký sinh

D. Cạnh tranh

Câu 527 : Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng, trừ sâu hại cây trồng bằng cách sử dụng

A. bẫy đèn

B. thiên địch

C. thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật

D. thuốc trừ sâu hóa học

Câu 528 : Trong các biện pháp dưới đây :

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 529 : Một quần xã có các sinh vật sau:

A. (1), (3), (5), (7).

B. (3), (4), (7), (8).

C. (1), (2), (6), (8)

D. (2), (4), (5), (6).

Câu 531 : Cho các hoạt động của con người:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 532 : Nơi ở của các loài là địa điểm

A. sinh sản của chúng

B. cư trú của chúng.

C. thích nghi của chúng

D. dinh dưỡng của chúng

Câu 533 : Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là

A. tăng cạnh tranh

B. giảm tỷ lệ sinh

C. giảm hiệu quả nhóm

D. tăng giao phối tự do

Câu 536 : Phát biểu nào sau đây không đúng về kích thước quần thể?

A. Kích thước quần thể là đặc trưng của loài mang tính di truyền.

B. Kích thước tối đa của quần thể là giới hạn về số lượng mà quần thể có thể đạt được

C. Quần thể phân bố rộng, nguồn sống dồi dào có kích thước lớn hơn quần thể nơi hẹp, nguồn sống hạn chế

D. Kích thước quần thể là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể

Câu 537 : Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

A. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cả thể sinh vật

C. để tăng khả năng sử dụng nguồn, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

Câu 538 : Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là

A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế

B. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt

C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế

D. sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.

Câu 539 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật

A. Các cây cỏ trong cùng một vườn hoa.

B. Nhiều con gà nhốt trong chiếc lồng ngoài chợ

C. Một ong mật thợ đang kiếm ăn ở một cánh đồng hoa

D. Những con cá chép trong cùng một ao

Câu 541 : Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài

B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài

C. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường

D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản

Câu 543 : Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ cộng sinh?

A. Cỏ dại và lúa

B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y

C. Cây tầm gửi và cây thân gỗ

D. Giun đũa và lợn

Câu 544 : Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong môi trường sống không giới hạn, mức sinh sản của quần thể đạt tối đa

B. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng cá thể được sinh ra trong mỗi thế hệ

C. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

D. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian

Câu 545 : Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài

B. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường sông của quần xã

C. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài

D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản

Câu 546 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi?

A. Vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi

B. Vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi

C. Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi

D. Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó

Câu 548 : Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là thể hiện mối quan hệ nào?

A. Ức chế - cảm nhiễm

B. Cạnh tranh cùng loài

C. Cạnh tranh khác loài

D. Hỗ trợ cùng loài

Câu 549 : Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

A. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên

B. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng

C. Tính đa dạng về loài tăng

D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn

Câu 550 : Nhận định nào sau đây sai khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể?

A. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể

B. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng có hình chữ J

C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

D. Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường

Câu 554 : Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về

A. quan hệ cạnh tranh.

B. quan hệ kí sinh

C. quan hệ hội sinh

D. quan hệ cộng sinh

Câu 556 : Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào

B. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các loài động vật

C. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường

D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài

Câu 558 : Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất và có độ ổn định cao nhất?

A. Rừng mưa nhiệt đới

B. Đồng rêu

C. Rừng rụng lá ôn đới

D. Rừng lá kim

Câu 560 : Cho các mối quan hệ sau:

A. II và III

B. I và III.

C. I và IV

D. II và IV

Câu 564 : Ổ sinh thái của một loài về một nhân tố sinh thái là

A. “Không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển

B. Giới hạn sinh thái của nhân tố sinh thái đó

C. Giới hạn sinh thái đảm bảo cho loài thực hiện chức năng sống tốt nhất

D. Nơi cư trú của loài đó

Câu 565 : Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây đúng?

A. Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm

B. Tính đa dạng về loài giảm

C. Tổng sản lượng sinh vật của quần xã tăng

D. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng

Câu 566 : Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi kích thước quần thể để giảm xuống dưới mức tối thiểu dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng tần số alen có hại

B. Kích thước quần thể luôn ổn định không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

C. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển

D. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm mất nhiều alen có lợi của quần thể

Câu 567 : Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B

A. Sinh vật sản xuất ở tháp A có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh

B. A có thể là hệ sinh thái dưới nước hoặc hệ sinh thái trên cạn

C. Dựa vào hai tháp có thể xác định được sự thất thoát năng lượng khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao

D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng chỉ gồm một loài sinh vật

Câu 568 : Cho các quần xã sinh vật sau:

A. IV → II → III → I

B. II → IV → III → I

C. III → I → IV → II

D. IV → II → I → III

Câu 570 : Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là

A. biến động không theo chu kì và biến động theo chu kì

B. biến động theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì

C. biến động theo chu kì mùa và biến động theo chu kì nhiều năm

D. biến động theo chu kì ngày đêm và biến động theo chu kì mùa

Câu 571 : Trong các kiểu phân bố sau, kiểu phân bố các cá thể trong quần xã sinh vật là

A. Phân bố theo chiều ngang

B. Phân bố theo nhóm

C. Phân bố ngẫu nhiên

D. Phân bố đồng đều

Câu 572 : Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:

A. (2)→(1)→(4)→(3)

B. (3)→(4)→(2)→(1).

C. (1)→(2)→(3)→(4)

D. (1)→(3)→(4)→(2)

Câu 573 : Mối quan hệ nào sau đây là mối quan hệ cộng sinh?

A. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển

B. Dây tơ hồng bám trên thân cây

C. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối

D. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ

Câu 574 : Trong một hệ sinh thái bị nhiễm kim loại nặng thủy ngân, cho các chuỗi thức ăn sau:

A. Chuỗi thức ăn II, vịt là sinh vật tiêu thụ bậc 2

B. Chuỗi thức ăn IV gây ngộ độc cho người nặng nhất

C. Chuỗi thức ăn III gây ngộ độc cho người nặng nhất

D. Chuỗi thức ăn I, thỏ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2

Câu 575 : Trong tự nhiên, khi làm tổ, loài chim hải âu có kiểu phân bố

A. ngẫu nhiên

B. theo nhóm

C. đồng đều

D. tập trung

Câu 576 : Loài nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất?

A. Lúa

B. Chuột

C. Ngô

D. Tảo lam

Câu 577 : Tập hợp các cá thể nào dưới đây là một quần thể sinh vật?

A. Các cây thân leo trong một khu rừng

B. Các con ong thợ trong một tổ ong

C. Các con cá trong một cái ao

D. Các cây lúa trong cùng một ruộng lúa

Câu 578 : Trong các ví dụ về mối quan hệ sinh thái sau đây, ví dụ nào thể hiện các loài tham gia đều không bị hại?

A. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật xung quanh

B. Cây tầm gửi sống bám trên cây gôc lớn trong rừng mưa nhiệt đới

C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn

D. Một số loài giun sán sống trong ruột lợn

Câu 579 : Hoạt động góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là

A. thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng rừng thứ sinh có năng suất kinh tế cao

B. xây dựng nhiều nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng

C. tăng cường sử dụng các loại phương tiện giao thông, xe chuyên dụng

D. vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy

Câu 580 : Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật trong tự nhiên

B. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật chỉ xảy ra khi chúng đạt kích thước tối đa

C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể chỉ xảy ra ở quần thể thực, động vật có kích thước nhỏ

D. Quan hệ hỗ trợ làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể sinh vật

Câu 581 : Sơ đồ bên biểu diễn chu trình cacbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Dựa vào mũi tên chỉ dòng vật chất (cacbon) trong sơ đồ, tên của các thành phần A, B, C và D lần lượt là

A. sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ; sinh vật phân giải và khí quyển

B. sinh vật tiêu thụ; khí quyển; sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất

C. sinh vật phân giải; khí quyển; sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất

D. sinh vật tiêu thụ; sinh vật phân giải; sinh vật sản xuất và khí quyển

Câu 582 : Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2

B. Sinh vật phân giải

C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1

D. Sinh vật sản xuất

Câu 583 : Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi thành phần loài thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng thay đổi

B. Sinh khối của mắt xích phía trước thường nhỏ hơn mắt xích phía sau liền kề

C. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp

D. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn

Câu 584 : Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Chim hải âu phân chia không gian làm tổ trong mùa sinh sản

B. Cá ép sống bám trên cá lớn để tiết kiệm năng lượng di chuyển và tìm được nhiều thức ăn hơn

C. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào sống cùng nhau thành địa y

D. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ

Câu 587 : Ở mối quan hệ nào sau đây, cả hai loài đều có lợi?

A. Hội sinh

B. Kí sinh

C. ức chế cảm nhiễm

D. Cộng sinh

Câu 588 : Sinh vật nào sau đây sống trong môi trường đất?

A. Cá chép

B. Giun đất

C. Mèo rừng

D. Thỏ

Câu 589 : Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. ở hệ sinh thái trên cạn, tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất

B. Hệ sinh thái càng đa dạng về thành phần loài thì thường có lưới thức ăn càng đơn giản

C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau

D. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn có độ phức tạp tăng dần

Câu 590 : Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong cùng một quần thể, khi mật độ tăng cao và khan hiếm nguồn sống thì sẽ làm tăng cạnh tranh cùng loài

B. Cạnh tranh cùng loài làm loại bỏ các cá thể của loài cho nên có thể sẽ làm cho quần thể bị suy thoái

C. Trong những điều kiện nhất định, cạnh tranh cùng loài có thể làm tăng kích thước của quần thể

D. Khi cạnh tranh cùng loài xảy ra gay gắt thì quần thể thường xảy ra phân bố theo nhóm để hạn chế cạnh tranh

Câu 593 : Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật. nội dung nào sau đây không đúng?

A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 595 : Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu (Formica rufa)

A. Dinh dưỡng

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Câu 598 : Xét một lưới thức ăn như sau

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247