Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải !!

Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải !!

Câu 1 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

B. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 2 : Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ?

A. Hợp tác

B. Ký sinh – vật chủ

C. Cộng sinh

D. Hội sinh

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái

A. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

C. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

D. Trong diễn thế sinh thái, các quẩn xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

Câu 4 : Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

A. Cá thể có kích thước lớn, sứ dụng nhiều thúc ăn, tuổi thọ lớn

B. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.

D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.

Câu 5 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thề sinh vật?

A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong

B. Khi môi trường không giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

Câu 6 : Nếu kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì

A. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm xuống nên số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh chóng

B. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài khốc liệt hơn

C. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hôi gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm lượng cá thể của quần thể tăng nhanh chóng

D. Sự hỗ trợ giữa các cá thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm

Câu 8 : Nơi ở là

A. khu vực sinh sống của sinh vật

B. nơi cư trú của loài

C. khoảng không gian sinh thái

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

Câu 9 : Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất

B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường

D. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất

Câu 11 : Quần thể nào sau đây có sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì?

A. Khi nhiệt độ xuống dưới 8oC số lượng ếch nhái giảm mạnh.

B. Số lượng cá cơm vùng biển Peru biến động khi có dòng nước nóng chảy qua.

C. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào mùa hè.

D. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

Câu 13 : Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mật độ cá thể của quần thể là một đặc trưng luôn giữ ổn định.

B. Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn sống.

C. Tỉ lệ giới tính ở tất cả các quần thể luôn đảm bảo là 1 : 1.

D. Những cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh thường tăng trưởng theo đường cong S.

Câu 14 : Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong diễn thế nguyên sinh, càng về giai đoạn sau thì số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài đều tăng.

B. Con người là nguyên nhân chủ yếu bên trong gây ra diễn thế sinh thái.

C. Sự biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi điều kiện tự nhiên của môi trường.

D. Kết thúc diễn thế thứ sinh luôn hình thành quần xã ổn định.

Câu 16 : Nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng của quần thể là

A. mức độ cạnh tranh của các cá thể trong quần thể.

B. kiểu phân bố của cá thể trong quần thể.

C. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

D. cấu trúc tuổi của quần thể.

Câu 17 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của chu trình sinh, địa, hóa đối với hệ sinh thái?

A. Đảm bảo giữ ấm cho các sinh vât. 

B. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái theo một chiều và cuối cùng bị tiêu biến ở dạng nhiệt.

C. Giúp loại bỏ chất độc ra khỏi hệ sinh thái.

D. Chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống có nguồn cung cấp hạn chế nên cần được tái tạo lại liên tục.

Câu 19 : Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có sản lượng sơ cấp tinh/ha lớn hơn và tại sao?

A. Đại dương mở vì tổng sinh khối của sinh vật tự dưỡng quang hợp lớn. 

B. Rừng mưa nhiệt đới vì tổng sinh khối của sinh vật sản xuất lớn và sự đa dạng loài.

C. Rừng rụng lá ôn đới vì giai đoạn tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng trong suốt mùa hè.

D. Đồng cỏ vì tổng sinh khối sinh vật sản xuất nhỏ do việc tiêu thụ của động vật ăn cỏ và phân hủy nhanh.

Câu 20 : Điều nào sau đây là giả thuyết hợp lý nhất để giải thích tại sao các loài ngoại lai lại phát triển mạnh trong quần xa nơi mà nó được đưa tới?

A. Các loài ngoại lai có khả năng sinh sản cao hơn so với các loài bản địa. 

B. Các loài ngoại lai không bị khống chế bởi những kẻ săn mồi và dịch bệnh mà các loài bản địa luôn phải đối mặt.

C. Các loài ngoại lai cạnh tranh tốt hơn so với các loài bản địa trong việc cạnh tranh các nguồn sống hạn chế của môi trường.

D. Các loài ngoại lai có thời gian thế hệ ngắn hơn các loài bản địa

Câu 21 : Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.

B. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ

C. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bâc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể

D. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật

Câu 22 : Loài sinh vật A có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 25 đến 33°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 70% đến 95%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 27 đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 90%. 

B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20 đến 35°C, độ ẩm từ 75% đến 95%.

C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 40°C, độ ẩm từ 65% đến 95%

D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30°C, độ ẩm từ 90% đến 100%

Câu 23 : Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:

A. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao, tính ổn định cao

B. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, được con người chăm sóc nên ít bị dịch bệnh, năng suất sinh học cao.

C. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định cao, năng suất sinh học cao

Câu 24 : Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật. 

B. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

D. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

Câu 25 : Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.

B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài

C. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường

D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản

Câu 26 : Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

A. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn. 

B. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, vòng đời ngắn.

D. cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu 27 : Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng?

A. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. 

B. Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đất đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.

C. Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.

D. Các chất dinh dưỡng trong đất đã bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.

Câu 29 : Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất?

A. Đồng rêu 

B. Rừng mưa nhiệt đới. 

C. Rừng rụng 

D. Rừng lá kim

Câu 30 : Nhân tố sinh thái nào khi tác động lên quần thể sẽ bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?

A. Ánh sáng 

B. Nhiệt độ

C. Nước

D. Mối quan hệ kí sinh – vật chủ

Câu 32 : Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. 

B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

Câu 34 : Phát biểu nào sau đây về tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể là không đúng?

A. Một số quần thể có thể không có nhóm tuổi sau sinh sản 

B. quần thể sẽ bị tuyệt diệt nếu không có nhóm tuổi đang sinh sản

C. Cấu trúc tuổi của quần thể có thể thay đổi theo điều kiện môi trường.

D. Quần thể đang phát triển có nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi đang sinh sản

Câu 35 : Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến

A. sự tiến hóa của sinh vật.

B. sự suy giảm nguồn lợi khai thác của con người.

C. sự suy giảm đa dạng sinh học.

D. mất cân bằng sinh học trong quần xã.

Câu 37 : Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các các cá thể trong quần xã là

A. do nguồn sống không cung cấp đủ cho tất cả các cá thể. 

B. do tất cả các cá thể đó có ổ sinh thái trùm lên nhau hoàn toàn.

C. do môi trường thay đổi không ngừng.

D. do các loài có nơi ở giống nhau.

Câu 38 : Quần thể có kích thước dưới mức tối thiểu sẽ

A. khai thác được nhiều nguồn sống do môi trường có nguồn sống dồi dào. 

B. chống chọi với những thay đổi của môi trường tốt hơn do thức ăn và chỗ ở dồi dào.

C. chống chọi với những thay đổi của môi trường kém, khả năng sinh sản suy giảm, quần thể dễ bị diệt vong.

D. cạnh tranh giữa các cá thể không xảy ra nên số lượng cá thể tăng lên nhanh chóng.

Câu 39 : Khi nào quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

A. Môi trường có nguồn sống dồi dào, có đủ thức ăn, nơi ở, ít loài cạnh tranh.

B. Môi trường có số lượng ít loài, không có loài ăn thịt.

C. Môi trường trống trơn khi có duy nhất 1 quần thể phát tán tới.

D. Môi trường có ít loài cạnh tranh.

Câu 41 : Số lượng cá thể của quần thể biến động là do

A. quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh.

B. điều kiện môi trường thay đổi có tính chu kì.

C. các cá thể trong quần thể luôn cạnh tranh với nhau.

D. những thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.

Câu 42 : Quần thể nào dưới đây thường có kích thước quần thể lớn nhất.

A. Quần thể voi rừng 

B. Quần thể chuột thảo nguyên.

C. Quần thể ngựa vằn.

D. Quần thể trâu rừng.

Câu 46 : Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể:

A. Đàn voi ở rừng Tánh Linh.

B. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa.

C. Rừng cọ ở Vĩnh Phú.

D. Cá ở Hồ Tây.

Câu 47 : Tài nguyên không tái sinh gồm có

A. Nhiên liệu hoá thạch, kim loại, phi kim.

B. Không khí sạch, nước sạch, đất. 

C. Đa dạng sinh học.

D. Năng lưọng mặt trời, gió, sóng, thuỷ triều.

Câu 48 : Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt là

A. Vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.

B. Vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.

C. Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó.

D. Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi.

Câu 49 : Trong thực tiễn sản xuất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên một diện rộng”

A. Vì nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng từ đó năng suất bị suy giảm.

B. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hóa, nên không có đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm.

C. Vì khi điểu kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống lúa có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.

D. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hóa, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm.

Câu 50 : Loài A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21oC đến 35oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Tron 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 40oC, độ ẩm từ 8% đến 95%.

B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến  30oC, độ ẩm từ 90% đến 100%.

C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 30oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.

D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20oC đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%.

Câu 52 : Cho các nhận định về chu trình sinh địa hóa như sau:

A. (1) và (2)

B. (2) và (3)

C. (3) và (4)

D. (1) và (3)

Câu 54 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 55 : Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái

A. (2) và (3)

B. (1) và (4)

C. (2) và (5)

D. (3) và (4)

Câu 58 : Nhận xét không đúng khi so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo là:

A. Ở hệ sinh thái tự nhiên, tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái còn ở hệ sinh thái nhân tạo thức ăn được con người cung cấp, có một phần sản lượng sinh vật được thu hoạch mang ra ngoài hệ sinh thái.

B. Hệ sinh thái tự nhiên được cung cấp năng lượng chủ yếu từ mặt trời còn hệ sinh thái nhân tạo ngoài năng lượng mặt trời còn được cung cấp thêm một phần sản lượng và năng lượng khác (phân bón,...).

C. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

D. Thành phần loài phong phú và lưới ăn phức tạp ở hệ sinh thái tự nhiên còn hệ sinh thái nhân tạo có ít loài và lưới thức ăn đơn giản.

Câu 59 : Cho các thông tin sau:

A. (1), (2), (3)

B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (2), (3), (4)

Câu 60 : Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Có các phát biểu sau:

A. (1) đúng; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai.

B. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) đúng.

C. (1) sai; (2) đúng; (3) đúng; (4) đúng

D. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) sai

Câu 61 : Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn?

A. Sự phóng điện trong cơn giông đã ôxy hoá N2  thành nitơ dạng nitrat.

B. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.

C. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.

D. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.

Câu 63 : Khi nói về nhóm tuổi, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Việc nghiên cứu nhóm tuổi cho phép ta đánh giá tiềm năng của quần thể sinh vật.

B. Khi nguồn sống giảm, số cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình có xu hướng giảm mạnh.

C. Dựa vào tuổi sinh lí để xây dựng tháp tuổi.

D. Cấu trúc tuổi của quần thể chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của loài sinh vật.

Câu 64 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

Câu 65 : Nốt sần ở rễ cây họ đậu là do: 

A. Đặc điểm cấu tạo của cây họ Đậu.

B. Xác của vi khuẩn chất, lâu ngày tích tụ.

C. Vi khuẩn phân chia mạnh, cây đậu phản ứng bằng cách phân chia mau chóng tế bào rễ, tạo thành nốt sần.

D. Nguồn nito được vi khuẩn tổng hợp, tích tụ lại rễ.

Câu 66 : Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài?

A. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh

B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu

C. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau

D. Những loại có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu

Câu 67 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?

A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.

B. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng.

C. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ

D. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới

Câu 68 : Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?

A. Bậc dinh dưỡng thứ 2

B. Bậc dinh dưỡng thứ 4

C. Bậc dinh dưỡng thứ nhất

D. Bậc dinh dưỡng thứ 3

Câu 69 : Hoạt động nào sau đây không phải nguyên nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng khí CO2 hiện nay trong khí quyển?

A. Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi

B. Hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải

D. Hiện tượng phun trào của núi lửa.

Câu 71 : Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng

A. Tuổi của quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể

B. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái

C. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật

D. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già

Câu 72 : Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là

A. chủ động xây dựng được kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên

B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật

C. dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và các quần xã sẽ thay thế trong tương lai

D. di nhập được các giống cây trồng, vật nuôi quý từ nơi khác về địa phương

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247