Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh năm 2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội

Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh năm 2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội

Câu 2 : Thói quen nào sau đây có thể cho mắt bị cận thị?

A. Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xe bị xóc

B. Đeo kính bảo vệ mắt mỗi khi tham gia giao thông trên đường bộ

C. Rửa mắt bằng nước muối loãng

D. Ăn các loại rau, củ, quả có chứa nhiều vitamin A

Câu 4 : Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng…(1)…cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng…(2)…để kiểm tra…(3)…của cơ thể mang tính trạng…(4)…Thứ tự các từ thích hợp cần điền vào chỗ trống trên là:

A. (1) lặn; (2) trội; (3) kiểu hình; (4) lặn

B. (1) trội; (2) lặn; (3) kiểu hình; (4) trội

C. (1) trội; (2) lặn; (3) kiểu gen; (4) trội

D. (1) lặn; (2) trội; (3) kiểu gen; (4) lặn

Câu 5 : Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ những thành phần hóa học chủ yếu nào sau đây?

A. mARN và protein loại histon

B. tARN và protein loại histon

C. rARN và protein loại histon

D. ADN và protein loại histon

Câu 8 : Đơn phân cấu tạo nên AND là

A. axit amin

B. nucleotit

C. ribonucleotit

D. nucleoxom

Câu 11 : Các giống cây trồng biến đổi gen đã được tạo ra nhờ thành tựu của công nghệ nào sau đây?

A. Công nghệ chuyển nhân và phôi

B. Công nghệ tế bào

C. Công nghệ gen

D. Công nghệ enzim/protein

Câu 12 : Trong công nghệ gen, những loại tế bào nào sau đây được dùng làm tế bào nhận phổ biến hiện nay?

A. E.coli và nấm men

B. E.coli và động vật

C. Nấm men và thực vật

D. Động vật và thực vật

Câu 15 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cây thông nhựa trên một quả đồi ở Côn Sơn

B. Tập hợp cá trong Hồ Tây

C. Tập hợp cây cỏ trên thảo nguyên Mộc Châu

D. Tập hợp chim trong rừng Cúc Phương

Câu 16 : Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?

A. Động vật ăn thực vật

B. Động vật ăn thịt

C. Thực vật

D. Nấm hoại sinh

Câu 17 : Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái?

A. Lúa →Diều hâu →Chim ăn sâu → Sâu ăn lá lúa

B.

Lúa→ Chim ăn sâu →Sâu ăn lá lúa → Diều hâu

C.

Lúa →Sâu ăn lá lúa →Diều hâu →Chim sâu

D.

Lúa → Sâu ăn lá lúa → Chim sâu → Diều hâu

Câu 18 : Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?

A. Tài nguyên sinh vật

B. Năng lượng mặt trời

C. Dầu lửa

D. Than đá

Câu 19 : Hoạt động nào sau đây là tài nguyên tái sinh?

A. Trồng nhiều cây xanh

B. Đốt cháy nhiên liệu như dầu mỏ, than đá

C. Phá rừng làm nương rẫy

D. Sử dụng ô tô, xe máy trong giao thông

Câu 20 : Hình 3 mô tả cấu tạo tim của người. Các cấu trúc được đánh số 1, 2, 3, 4 trên hình này lần lượt là:

A. Tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tĩnh mạch chủ trên, động mạch phổi

B. Tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tĩnh mạch phổi, động mạch phổi

C. Tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tĩnh mạch chủ trên, động mạch chủ

D. Tâm thất phải, tâm nhĩ trái, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi

Câu 21 : Những vị trí nào sau đây trong hệ tuần hoàn của người chứa máu giàu oxi?

A. Tâm thất phải và tĩnh mạch chủ

B. Tâm nhĩ trái và động mạch chủ

C. Tâm thất phải và động mạch phổi

D. Tâm nhĩ phải và động mạch phổi

Câu 22 : Một bạn học sinh đã tóm tắt đường đi của máu trong cơ thể người theo sơ đồ bên. Các số (1), (2), (3), (4) trong sơ đồ này lần lượt là:

A. Động mạch chủ, tĩnh mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi

B. Tĩnh mạch phổi, động mạch phổi, tĩnh mạch chủ, động mạch chủ

C. Động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch chủ

D. Động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, động mạch chủ, tĩnh mạch chủ

Câu 24 : Ở đậu Hà Lan, cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, F2 gồm:

A. 100% cây hoa đỏ

B. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng

C. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ

D. 50% cây hoa đỏ, 50% cây hoa trắng

Câu 25 : Loại tế bào nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?

A. Tinh trùng

B. Hợp tử

C. Noãn nguyên bào

D. Tinh nguyên bào

Câu 29 : Một gen có chiều dài bằng 510nm. Số nucleotit loại Adenin chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Số lượng từng loại nucleotit của gen là:

A. A = T = 900; G = X = 2100

B. A = T = 900; G = X = 600

C. A = T = 450; G = X = 300

D. A = T = 600; G = X = 900

Câu 31 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến gen là những biến đổi về số lượng gen trên nhiễm sắc thể

B. Đột biến gen luôn dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại protein do gen mã hóa

C. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại cho bản thân sinh vật

D. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên

Câu 34 : Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh cùng loài?

A. Khi có gió bão, các cây thông đứng riêng lẻ dễ bị gió lật đổ hơn các cây mọc thành cụm

B. Trâu rừng sống thành bầy có khả năng tự vệ chống lại kẻ thù tốt hơn

C.  Vào mùa sinh sản, các con voi đực thường đánh nhau để tranh giành các con voi cái

D. Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn

Câu 35 : Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh khác loài?

A. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa

B. Rận sống bám trên da bò hút máu bò để sinh sống

C. Chó sói ăn thịt cừu

D. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ phát triển thì năng suất lúa giảm

Câu 36 : Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt cần thực hiện các thao tác sau:(1) Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau

A. (1) → (2) →(3) → (4) → (5)

B. (1) → (5) → (2) → (4) → (3)

C. (1) → (2) → (4) → (3) → (5)

D. (1) → (5) → (2) → (4) → (3)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247