Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi KSCL môn Sinh lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Lê Xoay lần 3

Đề thi KSCL môn Sinh lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Lê Xoay lần 3

Câu 1 : Tổ chức sống nào sau đây có cấp cao nhất so với các tổ chức còn lại?

A.  Quần xã

B. Hệ sinh thái

C.  Quần thể

D. Cơ thể

Câu 2 : Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Prôtêin chỉ bị biến tính khi nhiệt độ tăng cao

B. Prôtêin không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Protein có thể giúp cho quá trình quang hợp xảy ra nhanh hơn

D.  Prôtêin bậc 1 không chứa liên kết peptit

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về enzim?

A.  Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là lipit

B. Mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh hóa

C.  Trên bề mặt của enzim có một chỗ lõm hoặc khe nhỏ được gọi là trung tâm hoạt động

D. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng

Câu 5 : Khi cho tế bào hồng cầu ếch vào nước cất. Thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Tế bào hồng cầu mất nước và teo nhỏ đi

B. Kích thước tế bào hồng cầu không thay đổi

C. Tế bào hồng cầu hút nước và bị vỡ

D. Tế bào hồng cầu dính lại với nhau và lắng xuống

Câu 6 : Câu nào sau đây đúng về quang hợp?

A. Oxi trong hợp chất hữu cơ (sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật) có nguồn gốc từ oxi của CO2

B. Quá trình quang hợp gồm hai pha là pha sáng xảy ra ở màng tilacoit và pha tối xảy ra trong xoang tilacoit

C. Nguyên liệu của quá trình quang hợp ở sinh vật là CO2 và H2O

D. Nguyên liệu của quá trình quang hợp ở sinh vật là CO2 và H2O, ánh sáng và sắc tố quang hợp

Câu 11 : Phân tử nào dưới đây khi thuỷ phân không giải phóng đường glucôzơ?

A. Phân tử phôtpholipit

B. Phân tử glicôprôtêin

C. Phân tử glicôgen

D. Phân tử xenlulôzơ

Câu 12 : Giữa các nuclêotit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện kiên kết hoá học nối giữa các thành phần

A. axít và bazơ

B. đường và đường

C. đường và axít

D. bazơ và đường 

Câu 13 : Nhận định nào sau đây đúng?

A. Các tế bào con tạo thành sau giảm phân có bộ NST giống nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST

B. Trong sinh sản hữu tính dễ phát sinh nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá

C. Nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST ở loài sinh sản hữu tính

D. Trong giảm phân II, nhờ hiện tượng trao đổi chéo và phân ly độc lập của các NST đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau

Câu 14 : Nhận định nào sau đây đúng?

A. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa giảm phân, cặp NST Aa không phân ly ở giảm phân I sẽ tạo ra giao tử AA và aa

B. Trong nguyên phân của một tế bào lưỡng bội, nếu 1 NST kép không phân ly ở kì sau sẽ tạo ra tế bào chứa bộ NST 2n+1, 2n-1

C.  Ở kì giữa của nguyên phân các NST kép liên kết với dây tơ vô sắc ở 1 phía của tâm động

D. Trong nguyên phân ở một hợp tử lưỡng bội nếu thoi vô sắc không hình thành sẽ tạo ra tế bào con có bộ NST 3n

Câu 16 : Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung vì

A. chúng đều có chung một tổ tiên

B. chúng đều được cấu tạo từ tế bào

C. chúng mang bộ gen giống nhau

D. chúng sống trong những điều kiện môi trường giống nhau

Câu 17 : Nhận định nào không đúng?

A.  Số lượng lục lạp trong tế bào thực vật có thể thay đổi tuỳ trạng thái sinh lí của cây

B. Hệ thống các sắc tố quang hợp nằm trên màng các túi tilacôit của lục lạp

C. Lá cây có màu đỏ vẫn có chứa diệp lục

D. Chỉ các tế bào lá mới chứa lục lạp và có khả năng quang hợp

Câu 18 : Một phân tử mARN có trình tự là: 3' AUG – XAX – UUA – GUX – XXA – AUX – UAG 5'. Vậy mạch mã gốc sao ra mARN trên có trình tự nuclêôtit là

A. 5' TAX – GTG – AAT – XAG – GGT – TAG – ATX3'

B. 5'UAX – GUG – AAU – XAG – GGU – UAG - AUX3'

C. 3'TAX – GTG – AAT – XAG – GGT – TAG – ATX5'

D. 3'ATG – XAX – TTA – GTX – XXA – ATX – TAG5'

Câu 21 : Những cấu trúc nào sau đây có cả ở tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn?

A. Tế bào chất, lưới nội chất và ribôxôm

B. Màng sinh chất, tế bào chất và ribôxôm

C. Màng sinh chất, tế bào chất và nhân

D.  Ti thể, màng sinh chất và lizôxôm

Câu 22 : Các phân tử nước liên kết với nhau bắng liên kết

A. ion

B. hóa trị

C.  hidro

D. cộng hóa trị có phân cực

Câu 23 : Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm có:

A.  ATP, NADPH, CO2

B. Glucôzơ, ATP, O2

C. CO2, H2O, năng lượng

D. Cacbohiđrat, O2, CO2

Câu 25 : Câu nào sau đây đúng?

A. Môi trường đẳng trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào

B.  Các chất như glucôzơ, axit amin, ion Na+, K+ vận chuyển vào trong tế bào chủ yếu theo phương thức thụ động

C. Môi trường nhược trương có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào

D. Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO2, O2,... có thể khuếch tán dễ dàng qua màng sinh chất

Câu 26 : Nhận định nào sau đây đúng về hô hấp tế bào?

A. Hô hấp tế bào diễn ra mạnh khi nhiệt độ tế bào tăng lên 700C

B. Có 2 giai đoạn của hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể

C. Khi thiếu O2 tế bào không thể tổng hợp được ATP

D. Giai đoạn đường phân tạo được nhiều ATP nhất cho tế bào

Câu 27 : Chu trình Canvin gọi là chu trình C3. Vì:

A. các chất tham gia vào chu trình có 3 Cacbon

B. chu trình Canvin diễn ra gồm 3 giai đoạn

C. chất nhận CO2 đầu tiên của chu trình có 3 Cacbon

D. sản phẩm quang hợp ổn định đầu tiên của chu trình có 3 Cacbon

Câu 32 : Thành phần hoá học của ribôxôm gồm

A. Lipit, ADN và ARN

B. ADN, ARN và prôtêin

C. Prôtêin, ARN

D. ADN, ARN và nhiễm sắc thể

Câu 36 : Ở vi sinh vật, chất nhận electron cuối cùng trong lên men là

A. CO2

B. Chất vô cơ

C. Chất hữu cơ

D.  O2

Câu 38 : Cơ chất là

A. chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại

B. sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzim xúc tác

C.  chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác

D.  chất tham gia cấu tạo enzim

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247