Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018-2019 - Trường đại học Vinh lần 3

Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018-2019 - Trường đại học Vinh lần 3

Câu 1 : Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A.  ADN

B.  rARN  

C. protein  

D. mARN

Câu 2 : Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?

A. Chim cu gáy

B.  Mèo rừng

C.  Tảo

D.  Muỗi

Câu 3 : Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp?

A. AABb

B. AAbb

C. AaBb

D. Aabb

Câu 4 : Động vật nào sau đây có tim 3 ngăn?

A.  thú

B.

C.  chim

D. lưỡng cư

Câu 7 : Nhận định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật, kết thúc hình thành quần xã tương đối ổn định

B. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn, kết thúc có thể hình thành quần xã tương đối ổn định

C.  Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật, kết thúc luôn hình thành quần xã tương đối ổn định

D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn, kết thúc hình thành quần xã tương đối ổn định

Câu 8 : Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng

A. tiêu diệt các loài bất lợi cho sinh vật

B. làm giảm độ đa dạng của quần xã

C. thiết lập trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên

D.  làm tăng độ đa dạng của quần xã

Câu 9 : Enzim dùng để cắt thể truyền và gen cần chuyển trong kĩ thuật chuyển gen là

A. ADN polimeraza

B.  restrictaza

C.  ligaza

D. ARN polimeraza

Câu 10 : Ý nào sau đây không chính xác khi nói về cơ quan tương đồng?

A. phản ánh mối liên quan giữa các loài

B. phản ánh sự tiến hóa đồng quy

C. phản ánh sự tiến hóa phân li

D. phản ánh nguồn gốc chung

Câu 12 : Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch do

A. đường kính mao mạch bé

B. áp lưc co bóp của tim giảm

C. tổng diện tích của mao mạch lớn   

D. mao mạch thường ở xa tim

Câu 14 : Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi

A. số lượng loài và mối quan hệ giữa các cá thể

B. thành phần loài và sự phân bố

C.  kích thước và mật độ quần xã

D. giới tính và nhóm tuổi

Câu 18 : Thực vật có thể hấp thụ dạng nitơ nào sau đây?

A. N2 và NH3+

B. NH4+ và NO3-

C. N2 và NO3-

D.  NO2 và NO3-

Câu 20 : Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tARN?

A. Mỗi phần tử tARN có thể mang nhiều loại axit amin khác nhau

B. Đầu 3’AXX 5’ mang axit amin

C.  Trong phần tử tARN có liên kết cộng hóa trị và liên kết hiđrô

D. Có cấu trúc dạng thùy

Câu 21 : Sắp xếp nào sau đây đúng với thứ tự tăng dần đường kính của nhiễm sắc thể?

A. Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit

B. Sợi cơ bản → crômatit → sợi nhiễm sắc

C. Crômatit → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc

D. Sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit

Câu 22 : Điều gì là đúng đối với cả đột biến và di - nhập gen?

A. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa và làm thay đổi lớn tần số các alen

B. Làm thay đổi tần số các alen

C. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa và dẫn đến sự thích nghi

D. Làm thay đổi lớn tần số các alen và dẫn đến sự thích nghi

Câu 23 : Thực vật CAM cố định CO2 vào ban đêm vì

A. ban ngày ánh sáng ức chế hoạt động của khí khổng

B. ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đẳng hóa CO2

C. ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước, ban đêm mở để lấy CO2

D. pha sáng không cung cấp đủ nguyên liệu cho quá trình đồng hóa CO2

Câu 24 : Hải và An là hai chị em ruột, nhưng khác nhau về một số đặc điểm. Hải có tóc xoăn, mắt nâu giống bố; An có tóc thẳng, mắt đen giống mẹ. Giải thích nào sau đây không hợp lí?

A. Trình tự nuclêôtit trong ADN của Hải và An là khác nhau

B.  Kiểu gen của Hải và An khác nhau

C. Tỉ lệ \(\frac{{A + G}}{{T + X}}\) trong ADN của Hải và An là khác nhau

D. Hải và An nhận được loại giao tử khác nhau từ bố, mẹ

Câu 26 : Khi nói về đặc trưng nhóm tuổi trong quần thể phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tháp tuổi có đáy bé đỉnh lớn thể hiện quần thể đang phát triển

B. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của quần thể

C. Để xây đựng tháp tuổi người ta dựa vào tuổi sinh lí

D. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể

Câu 28 : Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có 2 alen nằm nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Một quần thể của loài có thành phần kiểu gen là (P): 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể?

A. Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường thì tần số alen lặn có xu hướng tăng

B. Các cá thể lông vàng và lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản bình thường thì quần thể có xu hướng giữ nguyên cấu trúc như quần thể (P)

C. Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường thì kiểu hình lông trắng có xu hướng tăng nhanh hơn kiểu hình lông xám

D. Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường thì tần số alen trội có xu hướng giảm

Câu 31 : Cho biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn; quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đội biến. Cho phép lai P: AaBB × Aabb thu được F1, cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, nhận định nào đúng về đời con F2?

A.  Kiểu gen đồng hợp có tỉ lệ là 1/2

B. Có 3 kiểu gen và 2 kiểu hình

C.  Có 3 kiểu gen dị hợp

D. Lấy ngẫu nhiên một cơ thể mang 2 tính trạng trội, xác suất để được cây có kiểu gen đồng hợp là 1/9

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247