Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 Trường THPT Nguyễn Du

Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 Trường THPT Nguyễn Du

Câu 2 : Bộ ba mở đầu trên mARN ở sinh vật nhân thực là:

A. AUG mã hóa axit amin foocmin metionin

B. AGU mã hóa axit amin metionin

C. AUG mã hóa axit amin metionin

D. AUG mã hóa axit amin foocmoin metionin

Câu 3 : Bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã:

A. UUA, UAG và UGG

B. UAA, UGG và UGA

C. UGG, UGA và UAG

D. UAG, UGA và UAA

Câu 4 : Tự đa bội là:

A. Là sự thay đổi số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp NST

B. Là sự thay đổi số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST

C. Là hiện tượng làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội cuả loài và lớn hơn 2n

D. Là hiện tượng làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội khác loài và lớn hơn 2n

Câu 6 : Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây thuộc thể một (2n - 1)?

A. Hội chứng AIDS 

B. Hội chứng Đao

C. Hội chứng Tơcnơ

D. Hội chứng Claiphentơ

Câu 8 : Phiên mã là quá trình:

A. Tổng hợp ARN

B. Tổng hợp chuỗi polipeptit

C. Duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ

D.  Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất

Câu 10 : Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?

A. Chuyển đoạn

B. Lặp đoạn 

C. Mất đoạn 

D. Đảo đoạn

Câu 11 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vùng vận hành của operon Lac?

A. Vùng vận hành cũng được phiên mã ra mARN để điều hòa quá trình tổng hợp protein

B. Vùng vận hành nằm ở đầu 3’ của mạch mang mã gốc của gen

C. Vùng vận hành có vùng trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản quá trình phiên mã.

D. Vùng vận hành là một vùng trình tự nucleotit đặc biệt thuộc vùng điều hòa của operon Lac

Câu 12 : Gen A bị đột biến thành a. Chiều dài của gen bằng nhau và bằng 4080A0. Gen A có A-G =20% tổng số nucleotit của gen. Gen a có 2758 liên kết hidro. Gen bị đột biến dạng gì? 

A. Thay thế 2 cặp A - T bằng 2 cặp G-X

B. Thay thế 3 cặp A - T bằng 3 cặp G-X

C. Thay thế 3 cặp G - X bằng 3 cặp A-T

D. Thay thế 2 cặp G - X bằng 2 cặp A-T

Câu 15 : Hội chứng Đao là loại hội chứng bệnh:

A. Do có 3 NST ở cặp thứ 21, ở nam hay nữ, mắt một mí, hai mắt sếch, si đần vô sinh

B. Do có 3 NST giới tính, ở nam hay nữ, mắt một mí, hai mắt sếch, si đần vô sinh

C. Ở nam, do có 3 NST 21, tay chân dài, tinh hoàn teo, si đần vô sinh

D. Cặp NST số 21 có 3 chiếc, nữ lùn cổ ngắn, mắt một mí, hai mắt sếch,cơ quan sinh dục kém phát triển, si
đần, vô sinh

Câu 16 : Hình vẽ sau đây minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thông qua 2 cơ chế di truyền trên mà thông tin di truyền được biểu hiện thành tính trạng

B. (1) và (2) đều chung một hệ enzim

C. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

D. Hình trên minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào

Câu 18 : D là alen trội quy định hoa đỏ và d là alen lặn quy định hoa trắng, Cho Dd x Dd thì kiểu hình và kiểu gen của đời sau như thế nào?

A. 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng ; 1dd : 2Dd : 1DD

B. 100% hoa đỏ ; 100% Dd

C. 25% hoa đỏ : 75 hoa trắng ; 1DD : 2 Dd : dd

D. 50 % hoa đỏ : 50% hoa trắng ; 1DD : 1dd

Câu 20 : Quá trình tự nhân đôi của ADN gồm 3 bước theo thứ tự là:

A. Tháo xoắn - tổng hợp mạch mới - hoàn thành

B. Tổng hợp mạch mới - tháo xoắn - hoàn thành

C. Tháo xoắn - tổng hợp mạch mới - tách đôi

D. Tách đôi - tháo xoắn - tổng hợp mạch mới

Câu 21 : Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN

B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN

C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN

D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin

Câu 22 : Phép lai nào dưới đây là phép lai thuận nghịch?

A. ♂AA x ♀ aa và ♂ aa x ♀ AA

B. ♂AA x ♀ aa và ♂ Aa x ♀ Aa

C. ♂AA x ♀ AA và ♂ aa x ♀ aa

D. ♂AA x ♀ aa và ♂ Aa x ♀ aa

Câu 25 : Ở ruồi giấm, phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử protein biểu hiện tính trạng mắt đỏ kém một axit amin và có hai axit amin mới. Những biến đổi xảy ra trong gen qui định mắt đỏ là:

A. mất 2 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau

B. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau

C. mất 3 cặp nuclêôtit nằm gọn trong một bộ ba mã hoá

D. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong ba bộ ba mã hoá kế tiếp nhau

Câu 26 : Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào?
(1): ABCD*EFGH →ABGFE*DCH
(2) : ABCD*EFGH → AD*EFGBCH

A. (1) đảo đoạn chứa tâm động - (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể

B. (1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động

C. (1) đảo đoạn chứa tâm động - (2) đảo đoạn không chứa tâm động

D. (1) chuyển đoạn không chứa tâm động - (2) chuyển đoạn trong một NST

Câu 27 : Cơ chế phát sinh các giao tử (n +1) và giao tử (n - 1) là:

A. Do một cặp NST không phân ly ở quá trình giảm phân

B. Do một hoặc một số cặp NST không phân ly trong quá trình giảm phân

C. Do một cặp NST không nhân đôi trong giảm phân

D. Tất cả các cặp NST không phân ly trong quá trình phân bào

Câu 28 : Nhận định đúng khi nói về hậu quả của đột biến cấu trúc NST?

A. Làm mất cân bằng hệ gen, ảnh hưởng đến sự biểu hiện tính trạng, có thể gây chết, giảm sức sống, giảm
hoặc mất khả năng sinh sản

B. Làm cho số lượng NST trong tế bào tăng hay giảm và hàm lượng ADN tăng nên quá trình tổng hợp các
chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ

C. Làm thay đổi số lượng gen, thành phần gen và vị trí các gen trên NST, làm thay đổi hình dạng và kích
thước NST

D.  Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chéo, quá trình nhân đôi của NST 

Câu 30 : Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế nhân đôi ADN là:

A. G liên kết với X, A liên kết với T

B. U liên kết T, A liên kết với U và G liên kết với X

C.  A liên kết với U, T liên kết A và G liên kết với X

D. A liên kết với U và G liên kết với X

Câu 32 : Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menden là:

A. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân ly độc lập của các cặp gen tương ứng)
tạo ra các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh

B. Các gen nằm trên một NST và phân li cùng nhau trong quá trình phân bào

C. Sự tự nhân đôi của NST ở kỳ trung gian và sự phân ly đồng đều của NST ở kỳ sau của quá trình giảm
phân

D. Sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của các NST tương đồng
trong thụ tinh

Câu 33 : Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?

A. bổ sung

B. sao chép đúng 

C. giữ lại một nữa

D. bổ sung và bán bảo tồn

Câu 34 : Chất 5 - BU gây nên dạng đột biến nào sau đây:

A. Mất cặp nucleotit A - T

B. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X

C. Thêm cặp nucleotit A - T hoặc G - X 

D. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T

Câu 35 : Trong cơ chế hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có Lactozo và khi môi trường không có Lactozo?

A. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế

B. Một số phân tử Lactozo liên kết với protein ức chế

C. ADN polymeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã

D. ARN polymeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã

Câu 36 : Mã di truyền có tính thoái hóa có nghĩa là:

A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định

B. Một bộ ba mã hoá nhiều axit amin

C. Một axit amin được mã hoá bởi nhiều bộ ba

D. Một axit amin được mã hoá bởi 1 bộ ba

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247