Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh lớp 10 chuyên năm 2018 Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh lớp 10 chuyên năm 2018 Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Câu 1 : Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là 

A.  các đại phân tử

B. tế bào

C.

D. cơ quan

Câu 2 : Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì 

A. có khả năng thích nghi với môi trường

B.  thường xuyên trao đổi chất với môi trường

C.  có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống

D. phát triển và tiến hoá không ngừng

Câu 3 : Các tiêu chí cơ bản để phân biệt 5 giới sinh vật là: 

A. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng

B.  loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng

C.  trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể

D. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể

Câu 4 : Dựa vào đặc điểm nào sau đây có thể phân biệt rõ sinh vật thuộc giới Khởi sinh hoặc giới Nguyên sinh? 

A. Cấu tạo cơ thể đơn bào hoặc đa bào

B. Phương thức sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng

C. Cấu tạo tế bào nhân sơ hoặc nhân thực

D. Phương thức sống hoại sinh hoặc kí sinh

Câu 5 : Nấm sợi không được xếp vào giới thực vật vì chúng có: 

A. vách bằng kitin, đời sống cố định, chất dự trữ là tinh bột

B. vách bằng kitin, đời sống cố định, cấu tạo đa bào

C.  vách bằng xenlulôzơ, đời sống dị dưỡng, chất dự trữ là tinh bột

D. vách bằng kitin, đời sống dị dưỡng, chất dự trữ là glicôgen

Câu 6 : Sự khác biệt cơ bản giữa giới thực vật và động vật là: 

A.  giới thực vật bao gồm các sinh vật sống cố định, cảm ứng nhanh, giới động vật gồm các sinh vật phản ứng chậm và có khả năng di chuyển

B. giới thực vật bao gồm các sinh vật sống di chuyển, cảm ứng chậm, giới động vật gồm các sinh vật phản ứng nhanh và sống cố định

C. giới thực vật gồm có 4 ngành, giới động vật gồm có 7 ngành chính

D. giới thực vật bao gồm các sinh vật tự dưỡng, giới động vật bao gồm các sinh vật dị dưỡng

Câu 7 : Cho các ý sau:(1) Đa dạng về loại, về nguồn gen.

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (2), (3), (4)

Câu 8 : Hợp chất đặc trưng cho cấu trúc thành tế bào vi khuẩn là: 

A.  colestêrôn

B.  xenlulôzơ

C. peptiđôglican

D. photpholipit và prôtêin

Câu 11 : Phương pháp nhuộm Gram được thực hiện trên dịch cơ thể và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp phân biệt bệnh do nhiễm khuẩn với các trường hợp không do nhiễm khuẩn. Một mẫu dịch não tủy của người bị bệnh được tiến hành nhuộm Gram, sau đó quan sát trên kính hiển vi. Kết quả cho thấy có những vi khuẩn hình que màu tím trong dịch não tủy. Có thể kết luận điều gì? 

A. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram âm và bệnh do chúng gây nên thường nguy hiểm hơn

B. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram dương và bệnh do chúng gây nên thường nguy hiểm hơn

C.  Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram âm và bệnh do chúng gây nên thường ít nguy hiểm hơn

D. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram dương và bệnh do chúng gây nên thường ít nguy hiểm hơn

Câu 12 : Vùng nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn vì 

A. vùng nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào

B.  vùng nhân chứa ADN dạng vòng, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào

C. vùng nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào

D. vùng nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất

Câu 13 : Loại bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? 

A. Ti thể

B. Lưới nội chất

C. Bộ máy Gôngi

D. Lục lạp

Câu 14 : Mạng lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất trong loại tế bào nào sau đây ? 

A. Tế bào hồng cầu

B. Tế bào bạch cầu

C. Tế bào thần kinh

D. Tế bào cơ

Câu 15 : Cơ quan nào đóng gói prôtêin khi đưa prôtêin ra ngoài tế bào? 

A. Lưới nội chất hạt

B.  Bộ máy Gôngi

C. Lizôxôm

D. Lưới nội chất trơn

Câu 16 : Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây ? 

A.  Chất nền

B. Các túi tilacôit

C. Màng ngoài lục lạp

D.  Màng trong lục lạp

Câu 18 : Theo mô hình cấu trúc của màng tế bào được chấp nhận hiện nay, phần ngoài của màng tế bào gồm: 

A. các phần ngoài kị nước của các phân tử

B. các phần ưa nước của các phân tử

C. các phân tử không tích điện

D. các đầu không phân cực của các phân tử

Câu 19 : Tại sao khi cô lập các bào quan để nghiên cứu chức năng cần phải giữ chúng trong dung dịch đẳng trương saccarôzơ hay NaCl mà không phải trong nước cất? 

A. Để cung cấp đường hoặc Na+ cho bào quan

B. Để bào quan không bị biến dạng hoặc vỡ

C. Để hoạt hóa enzim của bào quan

D. Để bào quan không bị khô, mất chức năng

Câu 22 : Bạch cầu bắt vi khuẩn bằng phương thức: 

A. ẩm bào

B. xuất bào

C.  thực bào

D. khuếch tán

Câu 24 : Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các loại đường từ cấu tạo đơn giản đến phức tạp: 

A.  glicôgen, galactôzơ, saccarôzơ

B. glicôgen, saccarôzơ, galactôzơ

C. galactôzơ, saccarôzơ, glicôgen

D. galactôzơ, glicôgen, saccarôzơ

Câu 25 : Cấu trúc không gian bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ 

A. liên kết peptit

B.  liên kết hidrô

C. liên kết đisunphua

D. liên kết cộng hóa trị

Câu 26 : Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần 

A. đường và nhóm phôtphat

B. đường và bazơ nitơ

C. nhóm phôtphat và bazơ nitơ

D. đường, nhóm phôtphat và bazơ nitơ

Câu 29 : Thuốc thử đặc trưng đối với tinh bột là dung dịch iôt trong kali iôtđua, hiện tượng quan sát được là: 

A.  tạo màu xanh tím

B. tạo màu xanh lá cây

C. tạo màu nâu đỏ

D. làm mất màu mẫu quan sát

Câu 30 : Ở động vật có vú, ôxi được vận chuyển theo máu đến cung cấp cho các mô, cơ quan dưới hai dạng: dạng hòa tan và dạng kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu. Khi đến mô, ôxi sẽ được chuyển vào trong tế bào bằng cách 

A. khuếch tán qua lớp photpholipit kép

B. vận chuyển chủ động nhờ hoạt động bơm Na-K

C. qua kênh prôtêin đặc hiệu

D. vận chuyển chủ động qua kênh aquaporin

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247