Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 9 năm 2019 - Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 9 năm 2019 - Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Câu 1 : Ai là người đã đặt nền móng cho di truyền học 

A. Men đen

B. Mooc gan

C. New tơn 

D.  Anhxtanh

Câu 2 : Trong quá trình phân bào NST bắt đầu nhân đôi ở 

A. Kì giữa

B. Kì sau

C. Kì cuối   

D. Kì trung gian

Câu 4 : Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là 

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái

B. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái

C. Sự tạo thành hợp tử 

D. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội

Câu 5 : Tại sao tỷ lệ con trai và con gái sơ sinh trên diện rộng xắp xỉ là 1:1 

A. Do số giao tử đực bằng số giao tử cái

B. Do 2 loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương

C. Do số con trai bằng số con gái 

D. Do xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) là tương đương

Câu 6 : ADN được cấu tạo nên bởi các nguyên tố 

A. C, H, O, N, P 

B. C, H, P, S, O

C. H, N, P, Fe, Cu 

D.  C, Fe, Ca, O, H

Câu 7 : Theo nguyên tắc bổ sung thì mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng 

A.  A + G = T + X  

B.  A + T  = G + X

C. A + T + G = A + X + G    

D. A + X + T = G + X + T

Câu 9 : Giảm phân trải qua mấy lần phân bào? 

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần 

D. 4 lần

Câu 10 : Bản chất của gen là: 

A. Một đoạn phân tử ADN

B. Một đoạn của phân tử ARN

C. Một đoạn của phân tử Prôtêin 

D. Là một chuỗi axitamin

Câu 11 : Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào ? 

A. Lai với cơ thể đông hợp trội

B. Lai với cơ thể dị hợp

C. Lai phân tích  

D. Lai hai cặp tính trạng

Câu 13 : Lai phân tích nhằm mục đích: 

A. Kiểm tra kiểu gen

B. Kiểm tra kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội

C. Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội 

D. Kiểm tra kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội 

Câu 14 : Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng? 

A. AA  và aa

B. AA và Aa

C. Aa và Aa 

D. Aa và aa

Câu 15 : Thế hệ F1 trong lai 1 cặp tính trạng của Menđen sẽ là 

A. Đồng tính trạng lặn

B. Đồng tính trạng trội

C. Đều thuần chủng 

D. Đều khác bố mẹ

Câu 17 : Loại ARN nào sau đây có chức năng vận chuyển a.a? 

A. rARN

B. tARN

C. mARN   

D. Cả 3 loại ARN trên

Câu 18 : Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại ở dạng nào. 

A. Đơn bội

B. Cặp NST tương đồng

C. Bộ NST lưỡng tính 

D. Bộ NST đặc thù

Câu 19 : Từ một noãn bào bậc I qua giảm phân sẽ tạo ra. 

A. 4 trứng

B.  3 trứng và 1 thể cực

C.  2 trứng và 2 thể cực 

D. 1 trứng và 3 thể cực

Câu 20 : Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây? 

A. Cấu trúc bậc 1

B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2

C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3   

D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4

Câu 22 : Kết thúc lần phân bào I của giảm phân, bộ NST có trong mổi tế bào con là: 

A. Bộ đơn bội ở trạng thái đơn

B. Bộ đơn bội ở trạng thái kép

C.  Bộ lưỡng bội ở trạng thái đơn 

D. Bộ lưỡng bội ở trạng thái kép

Câu 24 : Ở chuột đuôi cong trội hoàn toàn so với đuôi thẳng: Cho lai chuột đuôi cong thuần chủng với chuột đuôi thẳng F1 thu được: 

A. Toàn đuôi cong 

B. Toàn đuôi thẳng

C. 3 đuôi cong: 1 đuôi thẳng 

D. 1đuôi cong: 1 đuôi thẳng

Câu 25 : Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể là gì ? 

A. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (Với số lượng và hình thái xác định)

B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ

C. NST biến đổi qua các kỳ của quá trình phân bào

D. Cả a và b

Câu 26 : Phép lai phân tích dùng để : 

A.  Xác định KG lặn 

B. Xác định KG trội

C. Xác đinh KG bố   

D. Xác định KG mẹ

Câu 28 : Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?              

A. A + G = T + X

B. A + T + G = A + T + X 

C. A = T ; G = X 

D. Cả a, b,c đều đúng

Câu 29 : Bộ NST 2n = 48 là của loài 

A.  Tinh tinh

B. Đậu Hà Lan

C. Ruồi giấm 

D. Người

Câu 30 : Điều nào dưới đây đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào? 

A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần

B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần

C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần 

D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần

Câu 31 : Hiện tượng xảy ra ở giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là gì? 

A.  Nhân đôi NST

B. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng

C. Phân li NST về 2 cực của tế bào 

D. Co xoắn và tháo xoắn NST

Câu 32 : Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo 

A. 1 trứng và 3 thể cực

B.  4 trứng

C. 1 trứng và 2 thể cực

D. 4 thể cực

Câu 33 : Loài nào dưới đây có cặp NST giới tính XX ở đực và XY ở cái? 

A. Ruồi giấm

B. Các động vật thuộc lớp Chim

C. Người 

D. Động vật có vú

Câu 35 : Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng có thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình 

A. Đều có thân xám, cánh dài

B. Đều có thân đen, cánh ngắn

C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn 

D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài

Câu 36 : Kết quả của mặt di truyền của liên kết gen là 

A. Làm tăng biến dị tổ hợp

B.  Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật

C. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp 

D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế xuất hiện kiểu hình

Câu 37 : Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên 

A. Nhóm gen liên kết

B. Cặp NST tương đồng

C. Các cặp gen tương phản 

D. Nhóm gen độc lập

Câu 38 : Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm? 

A. Thân xám, cánh dài x thân xám, cánh dài

B. Thân xám, cánh ngắn x thân đen, cánh ngắn

C. Thân xám, cánh ngắn x thân đen, cánh dài 

D. Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn

Câu 39 : Hiện tượng di truyền liên kết là do 

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau

B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một NST

C. Các gen phân li độc lập trong giảm phân 

D. Các gen tự do tổ hợp trong thụ tinh

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247