Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Hóa học Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Nguyễn Thiếp

Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Nguyễn Thiếp

Câu 1 : Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến xảy ra các hiện tượng sau:1. parafin nóng chảy.

A. Hiện tượng 1. 

B. Hiện tượng 1 và 2.

C. Hiện tượng 3.   

D. Hiện tượng 2.

Câu 2 : Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng:

A. Số nguyên tố tạo ra chất. 

B. Số nguyên tử trong mỗi chất.

C. Số phân tử trong mỗi chất.     

D. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

Câu 4 : Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên. Quá trình này là:

A. Hiện tượng hóa học.

B. Hiện tượng vật lí.

C. Không phải là hiện tượng vật lí và cũng không phải hiện tượng hóa học.

D. Gồm cả hiện tượng vật lí và hóa học.

Câu 7 : Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2) thu được sắt (III) oxit Fe2O3 và khí sunfuarơ SO2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. 2FeS + O2 → Fe2O3 + SO2    

B. FeS2  + O2 → Fe2O3 + 2SO2

C. 4FeS2  +11 O2 → 2Fe2O3 + 8SO2    

D. 4FeS2  +11 O2 → Fe2O3 + 8SO2

Câu 8 : Dấu hiệu nào giúp ta khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Một trong số các dấu hiệu dưới   

B. Có sự thay đổi màu sắc

C. Có chất khí thoát ra (sủi bọt) 

D. Có chất kết tủa (chất không tan)

Câu 9 : Khối lượng của chất được bảo toàn trong phản ứng hóa học, vì:

A. Tổng số nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.

B. Phân tử khối của các chất thay đổi.

C. Có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử còn khối lượng các nguyên tử là không đổi.

D. Số các phân tử trước và sau phản ứng bằng nhau.

Câu 10 : Phát biểu nào sau đây về định luật bảo toàn khối lượng là đúng?

A. Tổng nguyên tử khối của các chất trước phản ứng và sau phản ứng là bằng nhau trong một phản ứng hóa học.

B. Trong một phản ứng hóa học tổng phân tử khối của các chất trước và sau phản ứng là bằng nhau.

C. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm tạo thành.

D. Tổng số phân tử trước và sau phản ứng được bảo toàn.

Câu 11 : Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lý?

A. Hòa tan muối ăn vào nước.

B. Hòa tan đường vào nước.

C. Lấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy.

D. Cả A và B

Câu 12 : Cho các hiện tượng sau:(1) Nước sôi

A. (1), (2), (5).      

B. (1), (2).   

C. (2), (3).      

D. (3), (4).

Câu 13 : Nước vôi (canxi hidroxit) quét lên tường sau một thời gian sẽ hóa rắn. Phương trình chữ của phản ứng là phương trình nào sau đây?

A. Nước vôi → chất rắn    

B. Canxi hidroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước

C. Ca(OH)2 + khí cacbonic → CaCO3 + H2O   

D. Nước vôi +  CO2 → CaCO3 + nước

Câu 15 : Cho natri(Na) tác dụng với H2O thu được xút( NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2    

B. 2Na + H2O → 2NaOH + H2

C. Na + H2O →  NaOH + H2     

D. 3Na + 3H2O → 3NaOH + 3H2

Câu 16 : Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng hóa học?

A. Lấy một lượng thuốc tím (rắn) hòa tan vào nước rồi cho bay hơi hết nước, sau đó để nguội.

B. Hòa tan muối ăn vào nước.

C. Lấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy.

D. Hòa tan đường vào nước.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247