Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Hải Lựu

Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Hải Lựu

Câu 1 : Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là 

A. Cặp gen tương phản

B. Cặp tính trạng tương phản

C. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản 

D. Hai cặp gen tương phản

Câu 2 : Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là 

A. Tính trạng lặn

B. Tính trạng tương ứng

C. Tính trạng trung gian 

D. Tính trạng trội

Câu 3 : Di truyền là hiện tượng 

A. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

B. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.

C. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng. 

D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.

Câu 4 : Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào? 

A. Giảm phân.     

B. Nguyên phân.

C. Thụ tinh. 

D. Phát sinh giao tử.

Câu 7 : Thể ba nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có đặc điểm nào? 

A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc

B. Có một cặp NST tương đồng nào đó 2 chiếc, các cặp còn lại đều có 3 chiếc

C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc 

D. Có một cặp NST tương đồng nào đó 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc

Câu 8 : NST mang gen và tự nhân đôi vì nó chứa:

A. Prôtêin và ADN 

B. Protêin

C. ADN  

D. Chứa gen

Câu 10 : Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả: 

A. A + T = G + X

B. A = X, G = T

C. A + G = T + X 

D. A + X + T = X + T + G

Câu 12 : Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích? 

A. P: AA x AA 

B. P: Aa x aa

C. P: Aa x Aa   

D. P: AA x Aa

Câu 13 : Ở người, sự thụ tinh nào sau đây tạo hợp tử phát triển thành con gái? 

A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST Y với trứng mang NST X để tạo hợp tử XY.

B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST Y với trứng mang NST Y để tạo hợp tử YY. 

C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng mang NST Y để tạo hợp tử XY. 

D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng mang NST X để tạo hợp tử XX. 

Câu 14 : Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 

A. Mất một nhiễm sắc thể

B. Mất đoạn nhiễm sắc thể

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 

D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể

Câu 16 : Bốn loại đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN có kí hiệu là 

A. T, U, A, X

B. A, T, G, X

C. A, U, G, X 

D. U, T, G, X

Câu 18 : Một tế bào của ruồi giấm sau một lần nguyên phân tạo ra? 

A. 4 tế bào con

B. 2 tế bào con

C. 8 tế bào con 

D. 6 tế bào con

Câu 19 : Điểm giống nhau trong quá trình hình thành giao tử đực so với quá trình hình thành giao tử cái là: 

A. Giao tử có nhân mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.

B. Tạo 1 giao tử lớn và ba thể cực thứ 2.

C.

Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau. 

D. Tạo 4 giao tử có kích thước khác nhau.

Câu 20 : Các tính trạng di truyền bị biến đổi nếu NST bị biến đổi: 

A. Cấu trúc

B. Số lượng

C. Cấu trúc, số lượng 

D. Hình dạng

Câu 21 : Điều nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng? 

A.  Luôn giống nhau về giới tính

B. Luôn khác nhau về giới tính

C. Ngoại hình luôn khác nhau 

D. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính

Câu 22 : Khi bố mẹ là mắt nâu và mắt đen. Mắt nâu thể hiện ở đời con F1 chứng tỏ: 

A. Mắt đen là trội so với mắt nâu

B. Mắt nâu là tính trạng trội hoàn toàn so với mắt đen

C. Mắt đen là tính trạng trội 

D. Mắt nâu là tính trạng trung gian

Câu 23 : Tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có chứa: 

A. 3 nhiễm sắc thể 21 

B. 3 nhiễm sắc tính X

C. 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y 

D. 2 cặp nhiễm sắc thể X

Câu 24 : Bệnh câm điếc bẩm sinh là do: 

A. Đột biến gen lặn trên NST giới tính

B. Đột biến gen trội trên NST thường

C. Đột biến gen lặn trên NST thường  

D. Đột biến gen trội trên NST giới tính

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247