Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT chuyên Thái Bình lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT chuyên Thái Bình lần 1

Câu 1 : Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện diệp lục và carôtenôit? 

A. Dung dịch iôt.

B. Dung dịch cồn 90-960.

C. Dung dịch KCl.  

D. Dung dịch H2SO4.

Câu 2 : Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da? 

A. Châu chấu 

B. Chuột 

C. Tôm   

D. Ếch đồng

Câu 3 : Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây? 

A. ADN

B. Lipit    

C. Cacbohidrat 

D. Prôtêin

Câu 4 : Phân tử nào sau đây cấu tạo nên ribôxôm? 

A. ADN

B. mARN 

C. tARN 

D. rARN

Câu 8 : Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen? 

A. AA × Aa

B. AA × aa

C. Aa × Aa 

D. aa × aa

Câu 12 : Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà cách tạo giống thông thường không thể tạo được? 

A. Nuôi cấy hạt phấn

B. Nuôi cấy mô

C. Lai tế bào sinh dưỡng (xôma) 

D. Lai hữu tính

Câu 13 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thể? 

A. Giao phối không ngẫu nhiên và đột biến.

B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen.    

D. Di nhập gen và đột biến.

Câu 14 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào sau đây? 

A. Đại Nguyên sinh 

B. Đại Tân sinh  

C. Đại Cổ sinh   

D. Đại Trung sinh

Câu 15 : Câu nào sai khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể? 

A. Nhờ có cạnh tranh mà mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

C. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau có thể dẫn đến tiêu diệt loài. 

D. Ở thực vật, những cây sống theo nhóm hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.

Câu 16 : Quan sát hình dưới, cho biết mức độ đánh bắt cá ở quần thể này và biện pháp khai thác sau đó? 

A. Quần thể bị đánh bắt quá mức, cần ngừng khai thác ngay.

B. Quần thể được đánh bắt vừa phải, cần tiếp tục khai thác.

C. Quần thể bị đánh bắt quá mức, cần khai thác hợp lý hơn. 

D. Quần thể chưa được khai thác đúng mức, cần khai thác và bảo vệ.

Câu 17 : Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Nước cần cho hô hấp, mất nước làm tăng cường độ hô hấp, cây tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.

B. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí, nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.

C. Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường. 

D. O2 cần cho hô hấp hiếu khí giải phóng hoàn toàn nguyên liệu hô hấp, tích lũy được nhiều năng lượng.

Câu 18 : Khi nói về cấu tạo của hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Các bộ phận chủ yếu cấu tạo nên hệ tuần hoàn là tim và hệ thống mạch máu.

B. Ở hệ tuần hoàn hở, máu không trao đổi chất trực tiếp với tế bào mà qua thành mao mạch.

C. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy chậm. 

D. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Câu 19 : Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số liên kết hydrô trong gen nhưng không làm tăng số nuclêôtit của gen? 

A. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X

B. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T

C. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T 

D. Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X

Câu 20 : Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai

A. Lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới cho tiến hóa.

B. Thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản.

C. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ chứa tâm động để loại khỏi NST những gen không mong muốn. 

D. Có thể dùng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.

Câu 22 : Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì 

A. CLTN là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa

B. CLTN làm biến đổi tần số alen và cả thành phần kiểu gen của quần thể

C. CLTN diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi 

D. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể

Câu 23 : Xét các yếu tố sau đây:I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

A. I và II

B. I, II và III  

C. I, II và IV  

D. I, II, III và IV

Câu 24 : Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã vì 

A. có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh

B. có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh

C. tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh 

D. tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh

Câu 25 : Khi nói về đột biến lệch bội NST, phát biểu nào sau đây sai

A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở các cặp NST thường mà không xảy ra ở cặp NST giới tính

B. Đột biến lệch bội làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li trong phân bào

C. Đột biến lệch bội giúp xác định vị trí gen trên NST 

D. Đột biến lệch bội có thể hình thành thể khảm

Câu 27 : Ở đậu Hà Lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 3 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa trắng khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai

A. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

B. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

C. Đời con có thể có kiểu hình hoàn toàn giống nhau. 

D. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.

Câu 28 : Trong một thí nghiệm ở một loài thực vật, cho các cây P có cùng kiểu gen tự thụ phấn, được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân thấp, hạt dài chiếm tỉ lệ 6,25%. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau, tương phản với thân thấp, hạt dài là thân cao, hạt tròn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Tỉ lệ cây thân cao, hạt tròn thu được ở F1 là 18,75%

B. Ở F1, cho một cây thân cao, hạt dài thụ phấn với một cây thân thấp, hạt tròn thì xác suất sinh cây thấp, hạt dài ở F2 là 1/9

C. Trong các cây thân cao, hạt tròn ở F1, cây dị hợp về 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 2/9 

D. Cây P dị hợp tử một cặp gen

Câu 29 : Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Quá trình này chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.

B. Diễn ra chậm hơn các con đường hình thành loài bằng cách li địa lí, tập tính hay sinh thái.

C. Bộ NST của loài mới này chứa hai bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ nên hữu thụ. 

D. Cải lai song nhị bội sinh ra từ cải bắp và cải củ của Kapetrenco có thể sinh sản hữu tính bình thường.

Câu 30 : Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

B. Sự phân bố cá thể không ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.

C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. 

D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể bắt đầu có xu hướng giảm.

Câu 32 : Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai

A. Kích thước quần thể là số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể của quần thể.

B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.

C. Nhiều loài động vật bị săn bắt quá mức dễ có nguy cơ tuyệt chủng do kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. 

D. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về nơi ở mà quần thể có thể đạt được.

Câu 33 : Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen Aa\(\frac{{Bd}}{{bD}}\) giảm phân bình thường trong đó có 2 tế bào xảy ra hoán vị giữa alen D và alen d. Theo lí thuyết, kết thúc giảm phân không thể tạo ra 

A. 8 loại giao tử với tỉ lệ 3:3:1:1:1:1:1:1

B. 6 loại giao tử với tỉ lệ 3:3:2:2:1:1

C. 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1   

D. 6 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247