Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 trường THCS Thành Thái

Đề thi HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 trường THCS Thành Thái

Câu 1 : Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? 

A. Tăng dần lên          

B. Không thay đổi     

C. Giảm dần đi                    

D. Có lúc tăng, có lúc giảm

Câu 2 : Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là : 

A.

100o C            

B. 42o C    

C.  37o C          

D. 20o C

Câu 3 : Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng : 

A. đổi hướng của lực kéo. 

B. giảm độ lớn của lực kéo.

C. thay đổi trọng lượng của vật. 

D.  thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.

Câu 4 : Máy cơ đơn giản nào sau đây  không thể  làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ? 

A. Ròng rọc động.   

B. Ròng rọc cố định.   

C. Mặt phẳng nghiêng.    

D. Đòn bẩy.

Câu 5 : Khi nóng lên thì cả thuỷ ngân lẫn thuỷ tinh làm nhiệt kế đều nở ra. Tai sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế? 

A. Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh.      

B. Chỉ có thuỷ ngân nở vì nhiệt.

C. Do thuỷ ngân nở ra, thuỷ tinh co lại.        

D. Do thuỷ tinh co lại. 

Câu 6 : Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi: 

A. Nhiệt kế rượu.                

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.             

D. Cả 3 loại đều không dùng được.

Câu 7 : Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng ? 

A. Sự nóng chảy và sự đông đặc.       

B. Sự nóng chảy và sự bay hơi.

C. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.            

D. Sự bay hơi và sự đông đặc.

Câu 8 : Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng: 

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.                      

B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau. 

D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.

Câu 9 : Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy? 

A. Đun nhựa đường để rải đường;          

B. Bó củi đang cháy;       

C. Hàn thiếc; 

D. Ngọn nến đang cháy.

Câu 10 : Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng: 

A. Đổi hướng của lực kéo. 

B. Giảm độ lớn của lực kéo.

C. Thay đổi trọng lượng của vật. 

D. Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.

Câu 11 : Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? 

A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.        

B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.

C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng lên cao. 

D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

Câu 12 : Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: 

A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên.     

B. Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra.

C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.                  

D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng.

Câu 13 : Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước là vì: 

A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.       

B. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành nước.

C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.       

D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.      

Câu 14 : Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây?  

A. Hơ nóng cổ chai   

B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai 

C. Hơ nóng đáy chai     

D. Hơ nóng nắp chai

Câu 15 : Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? 

A. Tăng lên hoặc giảm xuống       

B. Tăng lên    

C. Giảm xuống        

D. Không thay đổi

Câu 16 : Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?  

A. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ       

B. Để tiết kiệm định

C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt                   

D. Cả A- B và C đều đúng

Câu 17 : Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng?  

A. Để dễ thoát nước                   

B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt 

C. Cả A và B đều đúng         

D. Cả A và B đều sai

Câu 18 : Chọn phát biểu sai:  

A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên      

B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau

C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi      

D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau

Câu 19 : Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? 

A.  Làm bếp bị đè nặng     

B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài 

C. Tốn chất đốt       

D. Lâu sôi

Câu 20 : Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?  

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng      

B. Khối lượng của chất lỏng giảm

C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm           

D. Khối lượng của chất lỏng tăng

Câu 21 : Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?  

A. Thể tích của chất lỏng giảm          

B. Khối lượng của chất lỏng không đổi 

C. Thể tích của chất lỏng tăng       

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

Câu 22 : Chọn câu trả lời đúng: Tại 40C nước có: 

A.

Trọng lượng riêng lớn nhất         

B. Thể tích lớn nhất

C. Trọng lượng riêng nhỏ nhất         

D. Khối lượng lớn nhất

Câu 23 : Chọn câu trả lời chưa chính xác

A.

Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra      

B. Nước co dãn vì nhiệt

C. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại  

D.  Ở 00C nước sẽ đóng băng

Câu 24 : Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất?  

A. Rắn  

B.  Lỏng      

C. Khí             

D. Dãn nở như nhau

Câu 25 : Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?

A. Thể rắn   

B. Thể lỏng

C.  Thể hơi    

D. Khối lượng riêng ở cả 3 thể giống nhau

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247