Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Địa lý Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Địa lớp 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Địa lớp 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Câu 1 : Liên bang Nga có đường biên giới trên đất liền dài khoảng 

A. 9000 km. 

B. 4500 km.   

C. 40000 km.       

D. 3260 km.

Câu 2 : Nhận xét nào không đúng về nông nghiệp của Nhật Bản ? 

A. Chăn nuôi tương đối phát triển, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà.

B. Chè, thuốc lá, dầu tằm là những cây trồng phổ biến.

C.

Chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại. 

D. Gần đây một số diện tích trồng cây khác được chuyển sang trồng lúa.

Câu 3 : Ngành nào sau đây được xem là xương sống của nền kinh tế Liên bang Nga? 

A. Giao thông vận tải. 

B. Công nghiệp.   

C. Ngoại thương.    

D. Nông nghiệp.

Câu 4 : Nhận xét nào không đúng về đặc điểm dân số của Nhật Bản ? 

A. Người lao động cần cù, làm việc tích cực.

B. Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần.

C.

Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. 

D. Nhât Bản là nước đông dân và đang có xu hướng giảm.

Câu 5 : Đâu là nhận định không đúng về đặc điểm dân cư của Liên bang Nga? 

A. Mật độ dân số thấp, phân bố không đều. 

B. Dân số đông, tỉ lệ gia tăng dân số cao.

C. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu.  

D. Chủ yếu tấp trung ở các đô thị vừa và nhỏ.

Câu 6 : Phía bắc Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu 

A. kéo dài từ gió mùa cận nhiệt đến gió nùa ôn đới.

B. ôn đới gió mùa có mùa đông kéo dài.

C. cận nhiệt, mùa hạ nóng, có mưa to.     

D. cận nhiệt gió mùa, mùa đông không lạnh.

Câu 7 : Liên bang Nga không tiếp giáp với vùng biển nào sau đây? 

A. Biển Ô-Khốt.   

B. Biển Ba-ren.                    

C. Địa Trung Hải.    

D. Biển Ban -tích.

Câu 8 : Nguyên nhân nào sau đây giúp tình hình kinh tế Liên bang Nga dần phục hồi và phát triển sau năm 2000? 

A. Thực hiện chiến lược kinh tế mới. 

B. Phát triển kinh tế thị trường.

C. Tăng cường mở rộng ngoại giao.   

D. Đẩy mạnh sản xuất trong nước.

Câu 10 : Sự khác biệt trong phân bố cừu và thú có lông quý ở Liên bang Nga chủ yếu là do khác biệt về 

A. nhu cầu thị trường.  

B. tập quán sản xuất.

C. cơ sở thức ăn.    

D. đặc điểm khí hậu.

Câu 11 : Ở Nhật Bản, vùng có số dân đông và kinh tế phát triển nhất là 

A. đảo Hô-cai-đô.  

B. đảo Hôn-su.  

C. đảo Xi-cô-cư.  

D. đảo Kiu-xiu.

Câu 12 : Địa hình miền Tây của Liên bang Nga chủ yếu là 

A. đồng bằng và cao nguyên.  

B. hoang mạc và núi thấp.

C. đồng bằng và đồi núi thấp.          

D. đồi núi và cao nguyên.

Câu 13 : Lúa gạo được trồng nhiều ở phía Nam Nhật Bản do khu vực này có khí hậu 

A. ôn đới gió mùa. 

B. chuyển từ cận nhiệt đến ôn đới.

C. ôn đới mưa nhiều.     

D. cận nhiệt gió mùa.

Câu 14 : Khi nói về tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản là nước 

A. nghèo khoáng sản nhưng nguồn than phong phú. 

B. nghèo tài nguyên thiên nhiên.

C. nghèo tài nguyên khoáng sản. 

D. nghèo khoáng sản than và đồng.

Câu 15 : Nhận xét nào sau đây đúng về nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 – 1973? 

A. Tăng trưởng đã chậm lại.  

B. Đang được khôi phục.

C. Suy sụp nghiêm trọng.        

D. Phát triển với tốc độ cao.

Câu 16 : Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga? 

A. Khí hậu phân hoá đa dạng.    

B. Giáp nhiều biển và đại dương.

C. Quỹ đất nông nghiệp lớn.  

D. Có nhiều sông, hồ lớn.

Câu 17 : Củ cải đường được trồng nhiều ở phía Bắc Nhật Bản do khu vực này có khí hậu 

A. cận nhiệt gió mùa.  

B. cận nhiệt mưa nhiều.

C. ôn đới gió mùa.    

D. chuyển từ cận nhiệt đến ôn đới.

Câu 18 : Nhận xét nào không đúng về đặc điểm khí hậu của Nhật Bản ? 

A. Phía nam Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt, mùa đông không lạnh lắm.

B. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

C.

Phía bắc mùa hạ có mưa to và bão, phía nam lạnh nhiều tuyết mùa đông. 

D. Phía bắc Nhật Bản có khí hậu ôn đới gió mùa, mùa đông kéo dài.

Câu 19 : Thập niên 60 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung vốn cho ngành then chốt, có trọng điểm nào? 

A. Giao thông vận tải.    

B. Tài chính, thương mại.

C. Luyện kim.   

D. Điện lực.

Câu 20 : Phía Bắc đồng bằng Tây Xi-bia (Liên bang Nga) không thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, nguyên nhân chính là do 

A. đầm lầy là chủ yếu.   

B. thường xảy ra ngập lụt.

C. khí hậu lục địa khắc nghiệt.   

D. rừng rậm phát triển.

Câu 21 : Lãnh thổ nước Liên bang Nga có diện tích khoảng 

A. 9,63 triệu km2.

B. 9,57 triệu km2.    

C. 21,0 triệu km2.     

D. 17,1 triệu km2.

Câu 22 : Tại sao cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, kinh tế của Liên Xô có nhiều yếu kém? 

A. Cơ sở hạ tầng ngày càng lạc hậu. 

B. Cơ chế kinh tế cũ không phù hợp.

C. Chạy đua vũ trang với Hoa Kì.  

D. Di cư diễn ra mạnh, dân số giảm nhanh.

Câu 23 : Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản hiện nay là 

A. sản xuất điện tử.      

B. công nghiệp chế tạo.

C. công nghiệp dệt.       

D. xây dựng và công trình công cộng.

Câu 24 : Đâu không phải nguyên nhân làm cho các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu? 

A. Nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.  

B. Cơ sở hạ tầng hiện đại, thị trường lớn.

C. Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào.   

D. Tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 25 : Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng 

A. thứ hai thế giới sau Liên bang Nga.      

B. thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa.

C.

thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ. 

D. thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin.

Câu 26 : Khu vực Đông Nam Á nằm ở nơi tiếp giáp giữa hai đại dương nào? 

A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.  

B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.   

D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 27 : Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ở ven biển là 

A. Hồng Công và Thượng Hải. 

B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu. 

D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 28 : Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không có diện tích giáp biển. 

A. Lào. 

B. Mi-an-ma.   

C. Cam-pu-chia.      

D. Thái Lan.

Câu 29 : Quốc gia có số dân đông nhất thế giới hiện nay là 

A. Hoa Kì 

B. Ấn Độ 

C. Trung Quốc  

D. Liên Bang Nga

Câu 30 : Cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực Đông Nam Á là 

A. Lúa mì. 

B. Ngô.   

C. Lúa gạo.      

D. Lúa mạch.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247