Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Hàn Thuyên lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Hàn Thuyên lần 1

Câu 1 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn? 

A. Đảo đoạn 

B. Mất đoạn

C. Lặp đoạn.            

D. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

Câu 2 : Ở cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu qua: 

A. Cả hai con đường qua khí khổng và cutin 

B. Lớp cutin

C. Khí khổng   

D. Biểu bì thân và rễ

Câu 4 : Các loại Nuclêotit trong phân tử ADN là: 

A. Uraxin, Timin, Ađênin, Xitôzin và Guanin

B. Guanin, Xitôzin, Timin và Ađênin.

C. Ađênin, Uraxin, Timin và Guanin.   

D. Uraxin, Timin, Xitôzin và Ađênin.

Câu 6 : Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là 

A. Gen trội   

B. Gen lặn           

C. Gen đa alen.   

D. Gen đa hiệu.

Câu 8 : Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’→ 5’

B. Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin.

C. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã. 

D. Anticôđon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với côđon tương ứng trên phân tử mARN.

Câu 9 : Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) máu đi nuôi cơ thể là máu pha ? 

A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.

B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

C. Vì tim chỉ có 2 ngăn 

D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Câu 10 : Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc? 

A. Thêm một cặp nuclêôtit     

B. Mất một cặp nuclêôtit

C. Thay thế một cặp nuclêôtit    

D. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit

Câu 11 : Carôtenôit có nhiều trong mẫu vật nào sau đây? 

A. Củ khoai mì 

B. Lá xà lách 

C. Lá xanh  

D. Củ cà rốt.

Câu 12 : Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của 

A. Mạch mã gốc 

B. tARN  

C. mARN.     

D. Mạch mã hoá.

Câu 14 : Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung? 

A. G và X  

B. A và U

C. U và T   

D. T và A

Câu 15 : Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây ? 

A. mARN 

B. ADN   

C. Prôtêin.  

D. tARN.

Câu 16 : Là thành phần cấu tạo của một loại bào quan là chức năng của loại ARN nào sau đây? 

A. ARN vận chuyển   

B. ARN ribôxôm

C. Tất cả các loại ARN     

D. ARN thông tin

Câu 17 : Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan: 

A. Ruột non

B. Ruột già  

C. Thực quản  

D. Dạ dày

Câu 18 : Loại giao tử AbdE có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây ? 

A. AABBDDEe

B. AABbddEE

C. AabbDdee 

D. aaBbDdEe

Câu 19 : Theo Menđen, trong tế bào các nhân tố di truyền tồn tại : 

A. Thành từng cặp và không hòa trộn vào nhau.

B. Thành từng cặp nhưng hòa trộn vào nhau.

C. Riêng lẻ và hòa trộn vào nhau 

D. Thành từng cặp hay riêng lẻ tùy vào môi trường sống

Câu 20 : Enzim nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản ADN? 

A. ARN polimeraza 

B. Restrictaza  

C. ADN polimeraza 

D. Ligaza.

Câu 21 : Menđen tìm ra quy luật phân li độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai: 

A. Hai cặp tính trạng 

B. Một hoặc nhiều tính trạng

C. Nhiều cặp tính trạng  

D. Một cặp tính trạng

Câu 24 : Kết quả lai một cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: 

A. 3 trội: 1 lặn 

B. 4 trội: 1 lặn 

C. 1 trội: 1 lặn      

D. 2 trội: 1 lặn

Câu 28 : Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBBDd × aaBbDd (Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội hoàn toàn) thu được kết quả là: 

A. 4 loại kiểu hình : 8 loại kiểu gen.

B. 8 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen.

C. 8 loại kiểu hình : 27 loại kiểu gen.    

D. 4 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen.

Câu 29 : Ở một loài thực vật cho lai giữa hai cây P thuần chủng: cây cao hoa vàng với cây thân thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ : 15,75% cây cao, hoa vàng: 9,25% cây thấp, hoa vàng. Cho biết các gen trên NST thường, diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái như nhau. Kết luận nào sau đây chưa đúng? 

A. Ở F2 có 11 kiểu gen quy định thân thấp, hoa đỏ và 15 kiểu gen quy định thân cao, hoa đỏ.

B. Tỉ lệ cây thân thấp hoa đỏ thuần chủng ở F2 là 5,5%.

C. F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. 

D. Đã xảy ra hiện tượng một trong hai gen quy định chiều cao cây liên kết không hoàn toàn với gen quy định màu hoa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247