Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Thưởng

Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Thưởng

Câu 1 : Trong các bằng chứng tiến hóa sau, bằng chứng tiến hóa trực tiếp là:

A. các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.

B. xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

C. sinh vật từ đơn bào đến sinh vật đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. 

D. chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố tương tự.

Câu 2 : Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng như nhau ở các loài sinh vật; cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?

A. Cánh dơi và chi trước của mèo.

B. Vây trước của cá voi và vây trước của cá mập.

C. Gai của cây xương rồng và tua cuốn của cây họ Đậu. 

D. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn thịt.

Câu 3 : Nguồn nguyên liệu tiến hóa chủ yếu theo quan điểm của thuyết tiến hóa Đacuyn là:

A. biến dị cá thể.

B. đột biến gen.

C. đột biến nhiễm sắc thể.

D. biến dị tổ hợp.

Câu 4 : Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa là:

A. đột biến.

B. di – nhập gen.

C. chọn lọc tự nhiên. 

D. yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 5 : Hình thành loài khác khu vực địa lí thường xảy ra ở 

A. động vật ít di chuyển.

B. động vật phát tán mạnh.

C. thực vật bậc thấp.

D. các loài thực vật.

Câu 7 : Có các nhận định sau về quá trình tiến hóa:(1). Quá trình hình thành loài mới là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

A. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai.

B. (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai.

C. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.

D. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.

Câu 9 : Khi nói về sự hình thành loài theo phương thức lai xa và đa bội hoá, nhận định nào sau đây là sai? 

A. Sự hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa diễn ra trong một khu vực địa lí.

B. Phương thức này thường gặp chủ yếu ở thực vật, ít gặp ở động vật.

C. Quá trình này diễn ra chậm vì chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên. 

D. Thể song nhị bội được hình thành là kết quả của lai xa kết hợp đa bội hoá.

Câu 10 : Khi nói về cách li sinh sản, phát biểu náo sau đây là đúng

A. Cách li sau hợp tử gồm cách li nơi ở, cách li thời gian, cách li tập tính và cách li cơ học.

B. Hai loài cùng sống trong một khu vực nhưng có mùa sinh sản khác gọi là cách li thời gian.

C. Cách li cơ học là do hai loài có hình thức giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau. 

D. Cách li trước hợp tử là trở ngại ngăn cản sự giao phối hay ngăn cản tạo con lai hữu thụ.

Câu 14 : Khoảng “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn cho phép loài tồn tại, phát triển gọi là: 

A. ổ sinh thái.

B. giới hạn sinh thái.

C. khoảng thuận lợi. 

D. môi trường sinh thái.

Câu 15 : Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là:

A. mật độ cá thể của quần thể. 

B. kích thước tối thiểu của quần thể.

C. kiểu phân bố của quần thể.

D. kích thước tối đa của quần thể.

Câu 16 : Hệ sinh thái nào sau đây thường có độ đa dạng loài thấp nhất? 

A. Rừng lá rụng ôn đới.

B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng lá kim phương Bắc.

D. Đồng rêu hàn đới.

Câu 17 : Trong tự nhiên, hình thức phân bố cá thể của quần thể phổ biến nhất là:

A. phân bố ngẫu nhiên.

B. phân bố đồng đều.

C. phân bố thẳng đứng.

D. phân bố theo nhóm.

Câu 19 : Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật phân giải? 

A. Cỏ.

B. Nấm hoại sinh.

C. Giun đất.

D. Vi khuẩn hoại sinh.

Câu 22 : Quan sát sơ đồ giới hạn sinh thái đối với nhân tố nhiệt độ của cá rô phi, nhận xét nào sau đây sai? 

A. Cá rô phi sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở khoảng giá trị (3).

B. Cá rô phi sinh trưởng, phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C.

C. Nhiệt độ thấp nhất mà cá rô phi chịu đựng được là 5,60C. 

D. Giới hạn sinh thái của cá rô phi đối với nhiệt độ là 420C.

Câu 24 : Qua sơ đồ đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật, nhận xét nào sau đây là sai? 

A. Đường cong tăng trưởng hình chữ J xảy ra khi điều kiện môi trường thuận lợi, quần thể sinh sản nhanh.

B. Với kiểu tăng trưởng (a): mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

C. Với kiểu tăng trưởng (b): quần thể tăng trưởng trải qua các giai đoạn: tăng chậm, tăng nhanh, ổn định. 

D. J là tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn, S là tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

Câu 25 : Khi xét đặc trưng về nhóm tuổi của quần thể, tuổi sinh lí là: 

A. thời gian sống thực tế của một cá thể trong quần thể.

B. tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể.

C. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. 

D. tuổi cao nhất mà các cá thể trong quần thể đạt được.

Câu 27 : Ví dụ nào sau đây thể hiện dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? 

A. Ở miền Nam, vào mùa mưa, số lượng ếch và nhái thường tăng nhanh.

B. Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

C. Ở miền Bắc, khi mùa đông có rét đậm thì các loài bò sát giảm mạnh. 

D. Vào mùa thu hoạch lúa và ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

Câu 30 : Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai

A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

B. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.

C. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên. 

D. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247