Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 Trường THPT Hồng Hà

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 Trường THPT Hồng Hà

Câu 1 : Tính đa dạng của prôtêin được quy định do đâu?

A. Nhóm amin của các aa

B. Nhóm R- của các aa

C. Liên kết peptit

D. Số lượng, thành phần và trật tự aa trong phân tử prôtêin

Câu 2 : Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc nào?

A. Hoá học của các đại phân tử 

B. Không gian của các đại phân tử.

C. Prôtêin.

D. Màng tế bào.

Câu 3 : Vai trò cơ bản của nước đối với việc duy trì sự sống là gì?

A. Thành phần cấu tạo của tế bào và nguyên liệu quang hợp

B. Dung môi hòa tan các chất

C. Dung môi cho các phản ứng sinh hóa

D. Cả A, B và C

Câu 4 : Liên kết este giữa 2 nuclêôtit là liên kết được hình thành từ thành phần nào?

A. nhóm OH vị trí 3' của đường ở nuclêôtĩt trước với nhóm phôtphat nuclêôtit sau.

B. nhóm OH vị trí 5’ của đường ở nuclêôtit trước với nhóm phôtphat của nuclêôtit sau.

C. nhóm OH ở vị trí 3' và nhóm OH ở vị trí 5'.

D. nhóm OH vị trí 3' của đường ở nuclêôtit trước với gốc R ở nuclêôtit sau.

Câu 5 : Các loại Nuclêotit nào trong phân tử ADN?

A. Ađênin, uraxin, timin và guanine

B. Uraxin, timin, Ađênin, xitôzin và guanine

C. Guanin, xitôzin, timin và Ađênin

D. Uraxin, timin, xitôzin và Ađênin

Câu 6 : Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm thành phần nào?

A. Đường pentôzơ và bazơ nitơ

B. Đường pentôzơ và nhóm phốtphát.

C. Nhóm phốtphát và bazơ nitơ

D. Đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ

Câu 8 : Vì sao nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống?

A. nhiệt bay hơi cao

B. nhiệt dung riêng cao

C. lực gắn kết

D. tính phân cực

Câu 9 : Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường như thế nào?

A. Tồn tại tự do trong tế bào

B. Liên kết lại với nhau

C. Bị các enzim của tế bào phân hủy thành các nucleotit

D. Bị vô hiệu hóa

Câu 10 : Hợp chất nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. Prôtêin

B. Lipit

C. Axit nuclêic

D. Cacbohiđrat

Câu 12 : Vì sao cơ thể cần phải lấy prôtêin từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau?

A. Tăng khẩu phần ăn hàng ngày

B. Dự trữ nguồn protein cho cơ thể

C. Đảm bảo cho cơ thể lớn lên

D. Cung cấp đủ các loại axit amin

Câu 13 : Nguyên tố nào là nguyên tố đại lượng?

A. Đồng

B. Cacbon

C. Mangan

D. Magie

Câu 14 : Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định do đâu?

A. Số vòng xoắn.

B. Chiều xoắn.

C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

D. Tỉ lệ (A+T):(G+X)

Câu 15 : Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với sự sống là:

A. Là thành phần cấu trúc nên hàng trăm hệ enzim, vitamin, xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào.

B. Là thành phần tạo kháng thể bảo vệ cơ thể.

C. Là thành phần cấu trúc giúp các chất vận chuyển nhanh trong tế bào.

D. Là hợp chất hữu cơ xây dựng lên cấu trúc tế bào.

Câu 16 : Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử nào?

A. ADN.

B. prôtêin.

C. CO2

D. Cả A và B

Câu 17 : Một phân tử mỡ bao gồm những gì?

A. 1 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.

B. 1 phân tử glixêrôl với 1 axít béo.

C. 1 phân tử glixêrôl với 2 axít béo.

D. 3 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.

Câu 18 : Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN như thế nào?

A. A liên kết X, G liên kết T.

B. A liên kết U, T liên kết A, G liên kết X, X liên kết G.

C. A liên kết T, G liên kết X.

D. A liên kết U, G liên kết X.

Câu 19 : Trong tế bào, nước thường có mặt chủ yếu ở đâu?

A. Nhân

B. Chất nguyên sinh

C. Ti thể

D. Lạp thể (Lục lạp)

Câu 20 : Các nguyên tố vi lượng thường chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng trong cơ thể sống?

A. nhỏ hơn 0,1%

B. Lớn hơn 0,01%

C. Nhỏ hơn 0,01%

D. Lớn hơn 0,1%

Câu 21 : Thiếu một lượng nhỏ Iốt chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?

A. Da vàng

B. Bướu cổ

C. Giảm thị lực

D. Còi xương.

Câu 22 : Thiếu máu do thiếu nguyên tố Fe (sắt) thường dẫn đến triệu chứng gì?

A. Chóng mặt, mệt mỏi.

B. Da chuyển sang màu trắng

C. Tóc chuyển sang màu bạc

D. Mắt đỏ, giảm thị lực

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247