Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Lịch sử Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020 Trường THCS Quảng Lăng

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020 Trường THCS Quảng Lăng

Câu 1 : Cơ sở để người phương Đông sáng tạo ra Âm lịch là gì?

A. Sự di chuyển của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.   

B. Sự di chuyển của Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

C. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trăng.   

D. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Câu 2 : Người ta đã phát hiện được những chiếc răng của người tối cổ ở di chỉ nào?

A. Mái đá Ngườm, Hang Kéo Lèng.     

B. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn). 

C. Núi Đọ (Quan Yên – Thanh Hóa).       

D. Xuân Lộc (Đồng Nai). 

Câu 3 : Trung Quốc cổ đại được hình thành bên hai con sông nào?

A. Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát  

B. Hoàng Hà và Trường Giang

C. Sông Ấn và sông Hằng    

D. Sông Hồng và sông Mê-kông

Câu 4 : Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở đâu?

A. Vùng đồng bằng.        

B. Vùng lưu vực các con sông.

C. Vùng đồi núi và trung du.    

D. Vùng cao nguyên.

Câu 5 : Địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây là ở đâu?

A. Sông Hoàng Hà   

B. Bán đảo Italia và Ban Căng

C. Châu Phi        

D. Ai Cập

Câu 6 : Chủ nô thường gọi nô lệ là gì?

A. Tài sản của chủ.      

B. “Những công cụ biết nói”

C. Những người làm thuê.    

D. Những người đầy tớ

Câu 7 : Hệ chữ cái a,b,c…là thành tựu của người nước nào?

A. Ai Cập      

B. Ấn Độ    

C. Trung Quốc     

D. Hi Lạp và Rô - ma

Câu 8 : Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.

C. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.

D. Ấn Độ. Vì phải tính thuế.

Câu 9 : Điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là gì?

A. Kĩ thuật mài đá.  

B. Kĩ thuật cưa đá.    

C. Thuật luyện kim.         

D. Làm đồ gốm.

Câu 10 : Hãy điền vào chỗ trống dưới đây sao cho đúng :- Một thế kỉ là 100 năm , một thiên niên kỉ là (1)……………………

A. (1) 100 năm; (2) 21; (3) 2      

B. (1) 1000 năm; (2) 20; (3) 3

C. (1) 1000 năm; (2) 21; (3) 3    

D. (1) 100 năm; (2) 20; (3) 2

Câu 11 : Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn là gì?

A. Chế độ thị tộc 

B. Chế độ thị tộc mẫu hệ

C. Chế độ thị tộc phụ hệ.  

D. Bầy người nguyên thủy.

Câu 12 : Tình hình Văn Lang vào cuối thế kỉ III TCN không có điểm nổi bật nào sau đây?

A. Đất nước không còn yên bình như trước, nguy cơ ngoại xâm đe dọa.

B. Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ lo ăn uống vui chơi.

C. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 

D. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 13 : Một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi là gì?

A. Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.

B. Quân Tần tiến không được, thoái không xong, phải hạ lệnh bãi binh sau.

C. Lực lượng quân Tần yếu hơn quân ta và chúng chủ quan.

D. Vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.

Câu 14 : Để bảo vệ kinh đô mới, tăng cường phòng thủ chống nguy cơ kẻ thù xâm lược, An Dương Vương không làm gì?

A. Xây dựng thành cổ Loa kiên cố.

B. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh.

C. Trang bị vũ khí nhiều loại tốt. 

D. Không đồng ý với đề nghị xin hòa của Triệu Đà.

Câu 15 : Nguyên nhân nào không dẫn đến sự thất bại lúc đầu của quân Triệu Đà?

A. Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt.

B. Quân dân Âu Lạc đoàn kết, một lòng.

C. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Âu Lạc.

D. Nhà Triệu thất bại trong chính sách chia rẽ nội bộ của nhà Âu

Câu 16 : Kim loại dùng đầu tiên của người Phùng Nguyên – Hoa Lộc là gì?

A. Thiếc.

B. Kẽm. 

C. Đồng.

D. Sắt.

Câu 17 : Chế độ thị tộc phụ hệ là gì?

A. gồm những người cùng chung huyết thống sống với nhau và người đàn ông làm chủ.

B. gồm những người cùng chung huyết thống sống với nhau và người đàn bà làm chủ.

C. gồm những người không chung huyết thống sống với nhau và người đàn ông làm chủ. 

D. gồm những người không chung huyết thống sống với nhau và người đàn bà làm chủ.

Câu 18 : Kinh đô Văn Lang đặt ở đâu?

A. Thăng Long (Hà Nội).

B. Bạch Hạc (Phú THọ).

C. Phong Châu (Phú Thọ).

D. Phong Khê (Cổ Loa).

Câu 19 : Tại sao cư dân Văn Lang lại ở nhà sàn?

A. tránh thú dữ.

B. chống kẻ thù. 

C. ở nhà cao ráo.​ 

D. thuận lợi để ca hát, nhảy múa.

Câu 20 : Tại sao An Dương Vương thất bại trước quân xâm lược?

A. Quân giặc quá mạnh.

B. Thiếu vũ khí, quân đội non yếu.  

C. Thiếu cảnh giác trước kẻ thù.

D. Mất nỏ thần.

Câu 21 : Tại sao nước Văn Lang ra đời?

A. xã hội phân hóa giàu nghèo, nhu cầu trị thủy.

B. nhu cầu trị thủy, chống giặc ngoại xâm.

C. xã hội phân hóa giàu nghèo, nhu cầu chống ngoại xâm.

D. nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm, xã hội phân hóa giàu nghèo.

Câu 22 : Thành Cổ Loa do ai xây dựng?

A. Hùng Vương.

B. An Dương Vương.

C. Triệu Đà.

D. Triệu Việt Vương.

Câu 23 : Tại sao gọi là Âu Lạc?

A. Ghép tên hai tộc người Tây Âu và Lạc Việt.  

B. Muốn an cư lạc nghiệp.

C. Cư dân chủ yếu là người Tây Âu.

D. Cư dân chủ yếu là người Lạc Việt.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247