Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Trần Suyền

Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Trần Suyền

Câu 1 : Các bộ ba mã hóa khác nhau ở điểm nào dưới đây?

A. cấu trúc và số lượng nuclêôtit

B. thành phần và trình tự nuclêôtit

C. số lượng và thành phần nuclêôtit

D. trình tự và số lượng nuclêôtit

Câu 2 : Có nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một loại axit amin. Điều này phản ánh đặc tính nào của mã di truyền?

A. Tính liên tục

B. Tính phổ biến

C. Tính thoái hóa

D. Tính đặc thù

Câu 3 : Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định?

A. Số lượng axit amin

B. Thành phần axit amin

C. Trình tự axit amin

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 4 : Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu nằm ở đâu?

A. đầu 3’-OH của mạch khuôn

B. đầu 5’-P của mạch khuôn

C. đầu 3’-OH trên mạch bổ sung

D. đầu 5’-P trên mạch bổ sung

Câu 8 : Một gen sau đột biến điểm, số nuclêôtit không đổi nhưng số liên kết hiđrô tăng lên. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?

A. Mất một cặp A - T

B. Thay thế cặp G – X bằng cặp A - T

C. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X

D. Thêm một cặp G – X

Câu 10 : Vì sao nói ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Vì ADN mang thông tin di truyền, quy định việc hình thành mọi tính trạng của cơ thể

C. Vì ADN là cấu trúc đặc trưng cho loài và ổn định, truyền lại qua các thế hệ nhờ cơ chế tái bản

D. Vì ADN có khả năng phiên mã, từ đó gián tiếp tổng hợp prôtêin cho tế bào

Câu 12 : Sự phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào điều nào sau đây?

A. Đặc trưng cấu trúc của gen

B. Loại tác nhân gây đột biến

C. Sự thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện khí hậu, thời tiết

D. Cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến

Câu 13 : Chất 5-brôm uraxin là tác nhân gây ra dạng đột biến nào dưới đây?

A. Thay thế cặp A – T bằng cặp G - X

B. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T

C. Thêm một cặp G – X

D. Mất một cặp A – T

Câu 17 : Menđen đã sử dụng phương pháp nào để tạo dòng thuần ở đậu Hà Lan?

A. Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ

B. Giao phấn ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ

C. Gây đột biến

D. Lai phân tích

Câu 19 : Cho các phép lai:1. AB/ab x Ab/aB

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 24 : Hiện tượng một gen chi phối nhiều tính trạng được gọi là gì?

A. hoán vị gen

B. liên kết gen hoàn toàn

C. tính đa hiệu của gen

D. tương tác cộng gộp giữa các gen

Câu 25 : Ở sinh vật nào dưới đây, hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể cái?

A. Ruồi giấm

B. Bướm tằm

C. Đậu Hà Lan

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 29 : Hiện tượng di truyền nào dưới đây luôn cho đời con đồng tính?

A. Di truyền ngoài tế bào chất

B. Di truyền liên kết gen

C. Di truyền hoán vị gen

D. Di truyền tương tác gen

Câu 30 : Hiện tượng di truyền nào dưới đây làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?

A. Hoán vị gen

B. Biến dị tổ hợp

C. Liên kết gen

D. Đột biến gen

Câu 32 : Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính phổ biến của mã di truyền?

A. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin

B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin

C. Mã di truyền là mã bộ ba

D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ

Câu 38 : Bộ ba mã sao nào sau đây không phải là bộ ba kết thúc?

A. 5’UAA3’

B. 5’UAG3’

C. 5’AGU3’

D. 5’UGA3’

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247