Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Huệ

Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Huệ

Câu 1 : Hậu quả lớn nhất của chính sách vơ vét lương thực của thực dân Anh đối với Ấn Độ trong 25 năm cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Kinh tế Ấn Độ không thể phát triển được 

B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân không được cải thiện

C. Có 26 triệu người Ấn Độ bị chết đói 

D. Thương mại giữa Anh và Ấn Độ tăng 60%.

Câu 2 : Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở Ấn Độ với các nước châu Á khác là gì?

A. Kẻ thù là một đất nước thực dân lớn mạnh nhất trong hệ thống các nước đế quốc lúc bấy giờ

B. Phong trào đấu tranh kết hợp hòa bình và đấu tranh vũ trang diễn biến phức tạp qua các thời kì khác nhau 

C. Vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Quốc Đại đại diện cho giai cấp tư sản Ấn Độ 

D. Ấn Độ là một đất nước lớn với nhiều tôn giáo, đẳng cấp làm cho mâu thuẫn trong xã hội gay gắt khó hài hòa, gây ảnh hưởng lớn tới phong trào dân tộc

Câu 4 : Lí do cơ bản nhất khiến cho phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm ngừng vào đầu thế kỷ XX là? 

A. Do phong trào nổ ra lẻ tẻ, mang tính tự phát

B. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại 

C. Do chưa tập hợp được đông đảo quần chúng trong xã hội tham gia đấu tranh 

D. Do thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn

Câu 5 : Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng Tân Hợi năm 1911 theo khuynh hướng nào?

A. Vô sản         

B. Phong kiến   

C. Dân chủ tư sản    

D. Trung lập 

Câu 6 : Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung cơ bản là gì?

A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”.

B. “ Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. 

C. “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc 

D. “ Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh"

Câu 7 : Cuộc khởi nghĩa Bom-bay đã buộc thực dân Anh phải làm gì?

A. Thu đồi đạo luật chia cắt Ben-gan 

B. Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ 

C. Trả tự do cho B.G.Ti-lắc 

D. Nới lỏng ách cai trị ở Ấn Độ

Câu 8 : Quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX thuộc về giai cấp nào?

A. Giai cấp tư sản Anh 

B. Các chúa phong kiến Ấn Độ 

C. Chính phủ Anh

D. Nhân dân Ấn Độ 

Câu 9 : Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì? 

A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ. 

C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ. 

D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế. 

Câu 10 : Sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” (tháng 5/ 1911) của chính quyền Mãn Thanh thực chất là gì?

A. Nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước về giao thông đường sắt

B. Trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, hành động bán rẻ quyền lợi dân tộc 

C. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước đế quốc để phát triển giao thông đường sắt 

D. Trao quyền khai thác và sử dụng các tuyến đường sắt cho tư nhân Trung Quốc 

Câu 11 : Hiệp ước nào được coi là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến  độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?

A. Hiệp ước Vọng Hạ (7/1844).    

B. Hiệp ước Mã Quan (7/1895). 

C. Hiệp ước Nam Kinh (8/1842).     

D. Hiệp ước Hoàng Phố (10/1844).

Câu 12 : Nội dung nào sau đây KHÔNG phản ánh ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)? 

A. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển 

B. Cổ vũ  phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á 

C. Là một cuộc “thức tỉnh” về ý thức dân chủ, dân tộc của nhân dân Trung Quốc

D. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội

Câu 13 : Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) có tác động như thế nào đối với Nhật Bản?

A. Sau Chiến tranh Nga- Nhật, Mĩ tìm cách liên minh với Nhật Bản 

B. Chiến tranh Nga- Nhật đã làm giảm sút vị thế của Nhật Bản ở Viễn Đông

C. Chiến tranh Nga-Nhật là nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945) 

D. Chiến tranh Nga- Nhật đã đưa Nhật Bản lên địa vị một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông

Câu 14 : Sắp xếp theo trinh tự thời gian phù hợp:(1). Khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi 

A. 4,3, 2,1  

B. 4,2,1,3    

C. 1,3,2,4        

D. 3,4,2,1 

Câu 15 : Đặc điểm chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là gì?

A. Sự hình thành các công ti độc quyền trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa 

B. Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công  nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn 

C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản

D. Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ 

Câu 16 : Duy tân Minh Trị mang tính chất gì?

A. Một cuộc cách mạng tư sản 

B. Một cuộc cách mạng công nghiệp 

C. Một cuộc cách mạng ruộng đất 

D. Một cuộc cách mạng dân chủ

Câu 17 : Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh  tế là gì? 

A. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất ở Nhật Bản 

B. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Nhật Bản 

C. Cuộc cải cách kinh tế lần thứ nhất ở Nhật Bản 

D. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất ở Nhật Bản

Câu 18 : Hạn chế lớn nhất ở mục tiêu hành động mà Trung Quốc Đồng minh hội đưa ra là gì?

A. Không đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh

B. Chủ trương bình quân ruộng đất nên không được giai cấp phong kiến ủng hộ

C. Không chỉ rõ kẻ thù chủ yếu của cách mạng Trung Quốc ngoài chế độ phong kiến còn có cả thực dân đế quốc 

D. Thực hiện thành lập Trung Hoa dân quốc

Câu 19 : Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc Đồng minh hội sau khi giành được chính quyền ở Nam Kinh là gì?

A. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày 

B. Không giải quyết vấn đề tự do dân chủ 

C. Không tiếp tục chống triều đình phong kiến Mãn Thanh 

D. Không quan tâm đến việc xây dựng quân đội và bảo vệ chính quyền

Câu 20 : Sự kiện nào đánh dấu phong trào khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc bị thất bại?

A. Thực dân Anh thẳng tay đàn áp phong trào ở Nam Kinh 

B. Nội bộ ban lãnh đạo khởi nghĩa bị chia rẽ 

C. Chính quyền Mãn Thanh tấn công Thiên Kinh, đàn áp phong trào 

D. Các nước đế quốc bắt tay nhau đàn áp phong trào ở Nam Kinh

Câu 21 : Ở châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước duy nhất?

A. Có tư tưởng duy tân đất nước 

B. Có mâu thuẩn sâu sắc với chủ nghĩa tư bản phương Tây 

C. Thực hiện việc học tập và áp dụng khoa học – kĩ thuật phương Tây 

D. Trở thành một nước đế quốc tư bản

Câu 22 : So với cuộc Duy tân Minh trị (Nhật Bản), cải cách Rama (Xiêm) thế kỉ XIX chú trọng nhất lĩnh vực nào sau đây?

A. kinh tế      

B. ngoại giao       

C. giáo dục      

D. quân sự. 

Câu 23 : Ý nào sau đây không thuộc ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi năm 1911?

A. Lật đổ chế độ quân chủ tồn tại lâu đời ở Trung Quốc 

B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á 

C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc phát triển 

D. Giải phóng toàn bộ Trung Quốc khỏi ách cai trị của chủ nghĩa thực dân 

Câu 24 : Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX là gì?

A. Mâu thuẫn giữa phong kiến với các nước tư bản phương Tây

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với phong kiến 

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc và phong kiến 

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc 

Câu 25 : Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Lật đổ nền thống trị của quý tộc phong kiến Ấn Độ 

B. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc 

C. Muốn phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và được tham gia chính quyền 

D. Đòi thực dân Anh cho Ấn Độ được hưởng quy chế tự trị 

Câu 26 : Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân sâu xa làm cho Mạc phủ Tô –ku- ga-oa sụp đổ?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diên là chính quyền Sô – gun

B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới với chính quyền Sô –gun

C. Mâu thuẫn giữ Thiên Hoàng và Tướng quân

D. Chính quyền To-ku-ga-oa kí các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ và các nước tư bản khác

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247