Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020 Trường THCS Hai Bà Trưng

Đề thi HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020 Trường THCS Hai Bà Trưng

Câu 2 : Chế độ thị tộc phụ hệ là chế độ như thế nào?

A. gồm những người cùng chung huyết thống sống với nhau và người đàn ông làm chủ.

B. gồm những người cùng chung huyết thống sống với nhau và người đàn bà làm chủ.

C. gồm những người không chung huyết thống sống với nhau và người đàn ông làm chủ.

D. gồm những người không chung huyết thống sống với nhau và người đàn bà làm chủ.

Câu 3 : Kinh đô Văn Lang ở đâu?

A. Thăng Long (Hà Nội).

B. Bạch Hạc (Phú THọ).

C. Phong Châu (Phú Thọ).

D. Phong Khê (Cổ Loa).

Câu 4 : Cư dân Văn Lang lại ở nhà sàn vì muốn điều gì?

A. tránh thú dữ.

B. chống kẻ thù.

C. ở nhà cao ráo.

D. thuận lợi để ca hát, nhảy múa.

Câu 5 : Tại sao An Dương Vương thất bại trước quân xâm lược?

A. Quân giặc quá mạnh.

B. Thiếu vũ khí, quân đội non yếu.   

C. Thiếu cảnh giác trước kẻ thù.

D. Mất nỏ thần.

Câu 6 : Nước Văn Lang ra đời vì sao?

A. xã hội phân hóa giàu nghèo, nhu cầu trị thủy.

B. nhu cầu trị thủy, chống giặc ngoại xâm.

C.  xã hội phân hóa giàu nghèo, nhu cầu chống ngoại xâm.

D. nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm, xã hội phân hóa giàu nghèo.

Câu 7 : Thành Cổ Loa do ai xây dựng?

A. Hùng Vương.

B. An Dương Vương.

C. Triệu Đà.

D. Triệu Việt Vương.

Câu 8 : Tại sao gọi là Âu Lạc?

A. Ghép tên hai tộc người Tây Âu và Lạc Việt.

B. Muốn an cư lạc nghiệp.

C. Cư dân chủ yếu là người Tây Âu.

D. Cư dân chủ yếu là người Lạc Việt.

Câu 9 : Quá trình cải tiến công cụ của người nguyên thủy trên đất nước ta diễn ra theo thứ tự nào sau đây?

A.  Đồ gốm → đồ đá thô sơ → đồ đá mài lưỡi → đồ đồng.

B. Đồ đá mài lưỡi → đồ gốm → đồ đá thô sơ → đồ đồng.

C. Đồ đá thô sơ → đồ đá mài lưỡi → đồ gốm → đồ đồng.

D. Đồ gốm → đồ đá mài lưỡi → đồ đồng→ đồ đá thô sơ.

Câu 10 : Dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?

A. Hang Thẩm Bà.

B. Hang Thẩm Hai.

C. Mái đá Ngườm.

D. Xuân Lộc.

Câu 11 : Nghề chính của cư dân Văn Lang là gì?

A. Đánh cá.

B. Trồng lúa nước.

C. Săn bắn thú rừng.

D. Buôn bán.

Câu 12 : Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc đơn dưới đây để hoàn thành đoạn trích.(Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên).

A. Thục Phán, Tần, người Việt, ở yên.

B. Thục Phán, Tần, ở yên, người Việt.

C. Người Việt, Tần, ở yên, Thục Phán.

D. Tần, người Việt, ở yên, Thục Phán.

Câu 13 : Chọn đáp án đúng khi nối thông tin ở cột A với cột B

A. 1-a-d-b, 2-c-e.

B. 1-a-d-e, 2-b-c.

C. 1-b-c, 2-a-d-e.

D. 1-e-a-c, 2-b-d.

Câu 14 : Có mấy nguồn tư liệu chính để hiểu và dựng lại lịch sử ?

A. 1 nguồn

B. 2 nguồn

C. 3 nguồn

D. 4 nguồn

Câu 15 : Lịch sử là gì?

A. khoa học tìm hiểu về quá khứ

B. những gì đã diễn ra trong quá khứ

C. sự hiểu biết của con người về quá khứ

D. sự ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh con người

Câu 16 : Theo Công lịch, một năm có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng?

A. 365 ngày, chia làm 12 tháng

B. 365 ngày, chia làm 13 tháng

C. 366 ngày, chia làm 12 tháng

D. 366 ngày, chia làm 13 tháng

Câu 17 : Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ là gì?

A. Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não lớn (1450)

B. Trán cao, còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não từ (850 – 1100)

C. Khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn, dáng đi còn hơi còng, thể tích sọ não từ (850 – 1100)

D. Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn

Câu 18 : Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội nguyên thủy?

A. Xã hội loài người phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp

B. Xã hội loài người thời công nghệ cao, đã đạt được thành tựu khoa học – kĩ thuật

C. Xã hội loài người mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm

D. Xã hội loài người đã có vua, quan lại và các tầng lớp khác

Câu 19 : Điểm tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ đá của Người tinh khôn so với Người tối cổ là gì?

A. Công cụ được ghè đẽo thô sơ

B. Công cụ được ghè đẽo cẩn thận hơn.

C. Công cụ đã biết mài ở lưỡi cho sắc

D. Công cụ bằng kim loại.

Câu 20 : Một thiên niên kỉ gồm bao nhiêu năm?

A. 2000 năm 

B. 10 năm

C. 100 năm   

D. 1000 năm

Câu 21 : Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?

A. Ánh sáng của mặt trời 

B. Nước sông hàng năm

C. Thời tiết  

D. Chu kỳ mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng

Câu 22 : Câu nào sau đây diễn tả không đúng về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây ?

A. Là vùng bán đảo, có rất ít đồng bằng.

B. Chủ yếu là đất đồi, khô và cứng.

C. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, được phù sa bồi đắp hằng năm.

D. Có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.

Câu 23 : Nối tên các nhà khoa học sao cho phù hợp lĩnh vực nghiên cứu:

A. 1-d; 2-c; 3-b; 4-a

B. 1-c; 2-d; 3-b; 4-a

C. 1-d; 2-a; 3-c; 4-b

D. 1-c; 2-d; 3-a; 4-b

Câu 24 : Địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây là gì?

A. Sông Hoàng Hà

B. Bán đảo Italia và Ban Căng

C. Châu Phi

D. Ai Cập

Câu 26 : Xác xe tăng ở Lộc Tự (Bình Hoà) thuộc tư liệu lịch sử gì ?

A. Tư liệu truyền miệng

B. Tư liệu hiện vật

C. Tư liệu chữ viết

D. Tư liệu hiện vật và chữ viết

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247