Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Vật lý Đề thi HK1 môn Vật Lý 6 năm 2020 trường THCS Phú Xuân

Đề thi HK1 môn Vật Lý 6 năm 2020 trường THCS Phú Xuân

Câu 1 : Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

A. Thể tích của hộp sữa là 200ml

B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml

C. Khối lượng của hộp sữa

D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 4 : Một vận động viên nhảy cao đã dùng chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Trước khi nhảy qua xà, chân vận động viên đó đã tác dụng một lực xuống mặt đất.

B. Mặt đất cũng tác dụng vào chân vận động viên một lực.

C. Lực của mặt đất tác dụng vào chân người và lực của chân người tác dụng vào mặt đất là cặp lực cân bằng nhau.

D. Nhờ lực tác dụng của mặt đất mà người đó bị đẩy lên cao.

Câu 5 : Trường hợp nào lực gây ra biến dạng cho vật nhưng khó phát hiện

A. Quả bóng va chạm vào tường làm quả bóng bị biến dạng.

B. Quả bóng va chạm vào tường làm tường bị biến dạng.

C. Ô tô tải đỗ trên mặt đường đất khi trời mưa làm đường đất lún xuống.

D. Con chim đậu trên cành cây mềm làm cành cây cong xuống.

Câu 6 : Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường?

A. Lực của búa tác dụng vào đinh

B. Lực của tường  tác dụng vào đinh

C. Lực của đinh tác dụng vào búa

D. Lực của búa tác dụng vào tường

Câu 7 : Khi một người ngồi lên xe máy làm cho lốp xe bị biến dạng. Nguyên nhân của sự biến dạng này là

A. lốp xe không chịu lực nào tác dụng

B. lực hút của Trái Đất tác dụng vào người

C. lực của người tác dụng vào lốp xe

D. lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe

Câu 8 : Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, và có thêm tính chất nào sau đây?

A. Cùng phương, cùng chiều

B. Khác phương, ngược chiều

C. Cùng phương, ngược chiều

D. Khác phương, cùng chiều

Câu 9 : Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.

Câu 10 : Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?

A. Không chịu tác dụng của lực nào

B. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái Đất

C. Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật

D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà

Câu 12 : Trong xây dựng người ta sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của một cột bê tông?

A. Lực kế.

B. Thước vuông

C. Dây chỉ dài.

D. Quả dọi gồm một quả nặng được buộc vào một sợi dây  mành- nhẹ.

Câu 13 : Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?

A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.

B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.

C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.

D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.

Câu 14 : Chọn cách đổi đúng: 1,5m bằng

A. 15cm

B. 150cm

C. 150dm

D. 150mm

Câu 16 : Cho 3 đại lượng: khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn (N) là đơn vị của:

A. Khối lượng 

B. Trọng lượng

C. Trọng lực  

D. B và C

Câu 17 : Chiều dài bàn học là 1 m. Thước nào sau đây có thể đo chiều dài của bàn là chính xác nhất?

A. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

B. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.

C. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,1 cm.

D. Cả 3 thước trên đều đo tốt như nhau.

Câu 18 : Nên dùng bình chia độ có ĐCNN là 10ml, GHĐ 200ml để đo thể tích của lượng nước nào dưới đây?

A. 1 lít nước.

B. 50 gam nước.

C. 2 gam nước.

D. 1 gam nước.

Câu 19 : Khi sử dụng bình chia độ để đo thể tích của vật không nhất thiết phải thực hiện công việc nào dưới đây?

A. Lựa chọn bình chia độ phù hợp.

B. Xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.

C. Xác định kích thước của bình chia độ.

D. Điều chỉnh bình chia độ về vị trí ban đầu trước khi độ.

Câu 21 : Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?

A. 1 m3 

B. 1dm3 

C. 1cm3

D. 1mm3

Câu 22 : Dùng tay búng viên bi ve thứ nhất chuyển động đến va chạm vào viên bi ve thứ hai đang đứng yên trên mặt bàn, làm cho viên bi thứ hai chuyển động. Lực làm biến đổi chuyển động của viên bi thứ hai là lực nào trong các lực sau đây?

A. Lực của tay tác dụng vào viên bi thứ nhất.

B. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào viên bi thứ hai.

C. Lực của viên bi thứ hai tác dụng vào viên bi thứ nhất.

D. Lực của viên bi thứ nhất tác dụng vào viên bi thứ hai.

Câu 23 : Trường hợp nào sau đây là thí dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

A. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.

B. Một vật được ném thì bay lên cao.

C. Một vật được thả thì rơi xuống.

D. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.

Câu 24 : Dụng cụ đo lực là

A. cân Rôbecvan.

B. thước.

C. lực kế.

D. đồng hồ.

Câu 25 : Dùng một que diêm đốt sợi dây treo quả nặng đang nằm cân bằng thì quả nặng chuyên động rơi xuống. Giải thích tại sao?

A. Quả nặng chỉ chịu lực căng của dây nên làm thay đổi chuyển động của quả nặng

B. Quả nặng chịu tác dụng của hai lực cân bằng nên chuyển động xuống phía dưới

C. Quả nặng chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên chuyển động theo phương chiều của trọng lực

D. Dây đứt nên không còn lực nào tác dụng vào quả nặng, quả nặng sẽ chuyển động tự do

Câu 27 : Bạn Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một viên sỏi. Kết quả đúng là 55,7cm3. Bạn đã dùng bình nào trong các bình sau?

A. Bình có ĐCNN 1cm3

B. Bình có ĐCNN 0,1 cm3

C. Bình có ĐCNN 0,5cm3

D. Bình có ĐCNN 0,2cm3

Câu 29 : Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450g, số đó cho biết

A. khối lượng của hộp sữa.

B. trọng lượng của hộp sữa.

C. trọng lượng của sữa trong hộp.

D. khối lượng của sữa trong hộp.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247