Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề ôn tập Chương 4 môn Lịch sử 12 năm 2021 Trường THPT Gia Nghĩa

Đề ôn tập Chương 4 môn Lịch sử 12 năm 2021 Trường THPT Gia Nghĩa

Câu 1 : Thực tiễn 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy việc củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là

A. nơi hội tụ sự đoàn kết, góp sức cho cả dân tộc.

B. nguồn gốc tạo nên sức mạnh của hậu phương.

C. điều kiện tiên quyết rút ngắn thời gian kháng chiến.

D. yếu tố quyết định đưa kháng chiến đi đến thắng lợi.

Câu 2 : Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam góp phần thay đổi bản đồ chính trị thế giới vì đã

A. Góp phần làm sụp đổ hệ thống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

B. Hoàn thành nhiệm vụ xóa bỏ tàn dư phong kiến và tư sản mại bản ở miền Nam.

C. Hoàn thành mục tiêu đấu tranh của lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới.

D. Góp phần tác động đến tình hình chính trị và tâm lý của nước Mỹ.

Câu 3 : Nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đều khẳng định vấn đề gì của cách mạng miền Nam?

A. Kẻ thù là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

B. Kiên trì sử dụng con đường bạo lực cách mạng.

C. Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị - quân sự - ngoại giao.

D. Lực lượng chủ yếu là lực lượng vũ trang, kết hợp với lực lượng chính trị.

Câu 4 : Bài học kinh nghiệm nào đã được Đảng và chính phủ Việt Nam rút ra từ hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và vận dụng thành công ở hiệp định Pari năm 1973?

A. Cần có một thắng lợi quân sự đủ lớn để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.

B. Vấn đề của Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự quyết định.

C. Cần phải tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn trong đàm phán quốc tế.

D. Cần lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn để dung hòa lợi ích dân tộc.

Câu 5 : Một trong những điểm khác của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là

A. về vị trí đóng quân của các bên tham chiến.

B. đưa đến việc thiết lập hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.

C. kí kết sau khi có thắng lợi quân sự quyết định.

D. buộc các nước đế quốc rút quân về nước.

Câu 6 : Vì sao Mĩ không sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) giống như thực dân Pháp trước đây?

A. Do sự khác biệt về tính chất chiến tranh.

B. Do sự khác biệt phương thức tác chiến.

C. Do rút kinh nghiệm từ sự thất bại của người Pháp.

D. Do quân viễn chinh Mĩ đang phải tập trung ở chiến trường Trung Đông.

Câu 7 : Nguyên nhân nào đã khiến Mĩ cần phải đẩy nhanh việc đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963?

A. Do sự phát triển của phong trào đấu tranh chính trị phản đối chính quyền họ Ngô.

B. Do Ngô Đình Diệm không còn nghe theo sự chỉ huy của Mĩ.

C. Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn.

D. Do áp lực từ dư luận quốc tế.

Câu 8 : Thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu?

A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

B. Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu.

C. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn cầu.

D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu.

Câu 9 : Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

A. Vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

B. Quy định về vấn đề rút quân.

C. Vấn đề thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

D. Tính chất của hiệp định.

Câu 10 : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều

A. đánh dấu chấm dứt các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc.

B. quy định về khu vực tập kết, thời gian chuyển quân, phạm vi chiếm đóng.

C. là những văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

D. phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường.

Câu 11 : Trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm quan trong quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Do quyết tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

B. Do quyết tâm chống xâm lược của nhân dân Việt Nam.

C. Do Việt Nam nhận được sự ủng hộ của lực lượng hòa bình tiến bộ trên thế giới.

D. Do các nước tư bản đều ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Câu 12 : Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là

A. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, giữa tiến công và nổi dậy.

B. kết hợp đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao.

C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Câu 13 : Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam được thể hiện như thế nào trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?

A. Đề ra kế hoạch chính xác, linh hoạt và chớp đúng thời cơ cách mạng.

B. Kết hợp giữa tổng tiến công với khởi nghĩa của các lực lượng vũ trang.

C. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa chiến trường Việt Nam với Lào, Campuchia.

D. Kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc.

Câu 14 : Việc triển khai lập ấp chiến lược phản ánh thực trạng gì trong cuộc chiến tranh của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt lực lượng phát triển quân đội.

B. Lực lượng cộng sản chiếm ưu thế trong nắm dân.

C. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt ngân sách cần nắm dân để thu thuế.

D. Lực lượng cộng sản vẫn kiểm soát được các đô thị ở miền Nam.

Câu 15 : Vì sao tháng 9-1960, Đảng Lao động Việt Nam quyết định triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III?

A. Do tác động của xu thế hòa hoãn trên thế giới.

B. Do Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Việt Nam.

C. Do cách mạng 2 miền có bước phát triển mới.

D. Do Trung Quốc và Liên Xô đồng ý ủng hộ Việt Nam chống Mĩ.

Câu 16 : Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?

A. Thời gian quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam.

B. Trách nhiệm thực hiện việc thống nhất đất nước.

C. Quy định về phân chia khu vực đóng quân, chuyển giao quân đội.

D. Vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Câu 17 : Tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, tình hình thế giới có điểm gì tương đồng?

A. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất, đoàn kết.

B. Xu thế hòa hoãn trên thế giới xuất hiện.

C. Xu thế toàn cầu hóa phát triển.

D. Cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra căng thẳng ở châu Âu.

Câu 18 : Từ mối quan hệ giữa trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) với hiệp định Pari năm 1973, anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?

A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

B. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự.

C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

Câu 19 : Cách thức kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) có điểm gì khác biệt so với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

A. Kí kết một hiệp định hòa bình về chấm dứt chiến tranh.

B. Huy động mọi nguồn lực để giành lấy 1 thắng lợi quân sự quyết định.

C. Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

D. Tranh thủ áp lực dư luận quốc tế để buộc quân đội nước ngoài rút quân khỏi Việt Nam.

Câu 20 : Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ đã phản ánh nghệ thuật gì từng được Nguyễn Trãi đúc kết trong bản “Bình Ngô đại cáo”?

A. Nghệ thuật thủy chiến.

B. Nghệ thuật chớp thời cơ.

C. Nghệ thuật thanh dã.

D. Nghệ thuật lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều.

Câu 21 : Vì sao cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 lại được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?

A. Vì nó mang tầm vóc giống như trận Điện Biên Phủ năm 1954.

B. Vì nó đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

C. Vì nó đưa tới việc kí kết hiệp định Pari năm 1972.

D. Vì nó giúp miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Mĩ phải rút khỏi miền Nam.

Câu 22 : Vì sao trong những năm 1969 -1973, miền Bắc Việt Nam lại cần thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia?

A. Do Mĩ giật dây tay sai tiến hành đảo chính ở Lào, Campuchia.

B. Do Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh.

C. Do Việt Nam đã từng nhận sự giúp đỡ của Lào và Campuchia trước đây.

D. Do Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn Đông Dương.

Câu 23 : Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đều tấn công vào

A. Mục tiêu kinh tế và chính trị.

B. Cơ quan đầu não của địch.

C. Nơi địch mạnh.

D. Nông thôn, đồng bào, rừng núi.

Câu 24 : Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là

A. tiến hành chiến tranh tổng lực.

B. sử dụng quân đội đồng minh.

C. ra sức chiếm đất, giành dân.

D. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt.

Câu 25 : Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1961 - 1973 không có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

B. Đều sử dụng viện trợ kinh tế, chính trị quân sự để củng cố chính quyền Sài Gòn.

C. Đều tiến hành các cuộc hàn quân càn quét, bình định để chiếm đất, giữ dân.

D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong các chiến lược chiến tranh.

Câu 26 : Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973) là gì?

A. Quy mô chiến tranh.

B. Lực lượng quân đội nòng cốt.

C. Tính chất chiến tranh.

D. Kết quả.

Câu 27 : Nhận định nào không đúng khi đề cập giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1964)?

A. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vũ trang của ta để thống nhất đất nước.

B. Mĩ tiến hành các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới.

C. Hậu phương miền Bắc đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

D. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công.

Câu 28 : Điểm giống nhau cơ bản giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là gì?

A. Đều tham gia lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành chính quyền.

B. Đều làm chức năng chính quyền bên cạnh chức năng đoàn kết, tập hợp lực lượng.

C. Đều được tách ra từ khối đoàn kết từ một mặt trận chung của 3 nước Đông Dương.

D. Đều gắn kết cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít trên thế giới.

Câu 29 : Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

A. Chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng ở vùng nông thôn miền Nam.

C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng.

D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam.

Câu 30 : Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng (1-1959)?

A. Ra đời muộn so với thực tế nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.

B. Chỉ ra một cách toàn diện con đường phát triển của cách mạng miền Nam.

C. Kiên định con đường đấu tranh chính trị, hòa bình là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

D. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi.

Câu 31 : Theo anh (chị), Việt Nam hóa chiến tranh có phải là sự trở lại với hình thức tăng cường của chiến tranh đặc biệt không? Vì sao?

A. Có. Vì quân đội Sài Gòn và quân đồng minh tiếp tục được sử dụng.

B. Không. Vì đây là một bước leo thang mới của Mĩ sau chiến tranh cục bộ.

C. Không. Vì quy mô chiến tranh được mở rộng ra toàn Đông Dương.

D. Có. Vì nó giống nhau ở bản chất nhưng được nâng lên ở quy mô, mức độ ác liệt hơn.

Câu 32 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc tiến công chiến lược năm 1972?

A. Là đợt tiến công quân sự lớn nhất kể từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968).

B. Buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, kí hiệp định Pari.

C. Buộc Mĩ phải tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược.

D. Quảng Trị là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1972.

Câu 33 : Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đều là những chiến dịch mang tính chất

A. Là chiến tranh bảo vệ tổ quốc, lấy ít địch nhiều.

B. Là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

C. Là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc.

D. Là chiến tranh giành độc lập.

Câu 34 : Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?

A. Địa bàn tác chiến.

B. Phương châm tác chiến.

C. Phương thức tác chiến.

D. Tính chất trận đánh.

Câu 35 : Qua quá trình tổ chức và lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957), bài học kinh nghiệm quan trọng nhất để là cho Đảng là gì?

A. Phải vận dụng bài học kinh nghiệm cải cách ruộng đất từ Trung Quốc.

B. Phải huy động toàn dân tham gia vào cải cách.

C. Phải bám sát thực tế, dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa.

D. Phải nâng cao trình độ cán bộ, Đảng viên.

Câu 36 : Nguyên nhân chính khiến cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam gặp phải những hạn chế là gì?

A. Không vận dụng cách thức cải cách của Trung Quốc vào Việt Nam.

B. Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế.

C. Do sự chống phá của các thế lực thù địch.

D. Do trình độ của những người tham gia đấu tố còn hạn chế.

Câu 37 : Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ Trung - Mĩ ấm lên trong thời kì chiến tranh lạnh nhưng lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?

A. Hội nghị thượng định Xô - Mĩ diễn ra ở Trung Quốc năm 1972.

B. Thủ tướng Chu Ân Lai sang thăm Mĩ năm 1972.

C. Tổng thống Mĩ Ních-xơn sang thăm Trung Quốc năm 1972.

D. Mĩ và Trung Quốc kí thông cáo Thượng Hải năm 1971.

Câu 38 : Những thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đơn phương" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam là

A. Chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

B. Phong trào Ấp Bắc (1 - 1963) và chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965).

C. Chiến thắng hai mùa khô (1965 - 1966, 1966 - 1967) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

D. Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 39 : Anh(chị) hãy chỉ ra điểm tương đồng về điều kiện phát động của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954-1975)

A. Đều nhận được sự đồng thuận của phe XHCN.

B. Cục diện hai cực, hai phe bao trùm thế giới.

C. Phong trào cách mạng thế giới bước vào giai đoạn thoái trào.

D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247