Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề ôn tập Chương 4 môn Lịch sử 12 năm 2021 Trường THPT Trường Chinh

Đề ôn tập Chương 4 môn Lịch sử 12 năm 2021 Trường THPT Trường Chinh

Câu 1 : Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là gì?

A. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia.

B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. Buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá ở miền Bắc.

D. Buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Câu 2 : Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân Việt Nam là

A. Bảo vệ thành công thành quả của chủ nghĩa xã hội.

B. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc.

C. Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari.

D. Đảm bảo sự chi viện cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam.

Câu 3 : Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong năm 1972 là

A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

B. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.

C. Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và làm nghĩa vụ hậu phương.

Câu 4 : Đâu là điểm mới của Mĩ trong âm mưu khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai?

A. Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. Đè bẹp ý chí chống Mĩ của nhân dân miền Nam.

C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

D. Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari.

Câu 5 : Ngày 15-1-1973 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

C. Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc.

D. Hiệp định Pari được kí kết.

Câu 6 : Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam có ý nghĩa quyết định buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

B. Trận Điện Biên Phủ ở Lai Châu.

C. Chiến dịch Tây Nguyên.

D. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Câu 7 : 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống.

B. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức.

C. Toàn bộ miền Nam được giải phóng.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Câu 11 : Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976?

A. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn.

B. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam.

C. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ.

D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.

Câu 12 : Thắng lợi nào của quân dân miền Bắc được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?

A. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.

B. Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không của Mĩ cuối năm 1972.

C. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

D. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.

Câu 13 : Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là

A. “Đại hội thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.

B. “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.

C. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành lập hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.

D. “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.

Câu 14 : Theo anh chị đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?

A. Nhiệm vụ - mục tiêu.

B. Tính chất và hình thức hoạt động.

C. Động lực cách mạng.

D. Mối quan hệ quốc tế.

Câu 15 : Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là gì?

A. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.

B. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.

C. Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc.

D. Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.

Câu 17 : Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

A. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V.

B. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

C. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.

D. Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng.

Câu 18 : Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bản di chúc với dự liệu thiên tài, động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta là

A. “Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất”.

B. “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

C. “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”.

D.  “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi”.

Câu 19 : Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam là

A. tạo thời cơ thuận lợi để ta đánh bại Mĩ và quân đội Sài Gòn.

B. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta làm chủ đất nước.

C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. tạo thời cơ thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 20 : Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau khi ký Hiệp định Pari năm 1973 khác với thời kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 như thế nào?

A. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.

B. Chỉ sử dụng hình thức đấu tranh quân sự.

C. Chỉ sử dụng đấu tranh chính trị.

D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

Câu 21 : Luận điểm nào dưới đây phủ định được quan điểm cho rằng “Những hoạt động quân sự của quân Giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 đã vi phạm đến những điều khoản của hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”?

A. Mĩ vẫn tiếp tục dính líu đến công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Quân đội Sài Gòn mở các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng.

C. Mĩ vẫn để lại cố vấn quân sự để hỗ trợ chính quyền Sài Gòn “bình định- lấn chiếm”.

D. Nghị quyết 21(7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục khẳng định con đường bạo lực cách mạng.

Câu 22 : Điểm giống nhau của nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1959) và Hội nghị lần thứ 21 (1973) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là về

A. xác định phương pháp đấu tranh cách mạng.

B. chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.

C. xác định kẻ thù đấu tranh là Mĩ - Diệm.

D. chủ trương tiến công chiến lược trên ba mặt trận.

Câu 23 : Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là

A. Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

B. Khẳng định con đường bạo lực cách mạng.

C. Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao.

D. Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công.

Câu 24 : Đâu không phải là lý do để khẳng định: trận Phước Long là trận trinh sát chiến lược của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân dân miền Nam.

B. Cho thấy sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.

C. Cho thấy khả năng “Mĩ hóa” trở lại rất lớn.

D. Cho thấy khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.

Câu 25 : Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là

A. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam.

B. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

C. Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam.

D. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 26 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long (cuối năm 1974- đầu năm 1975) đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?

A. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn.

B. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam.

C. Giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn.

D. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 27 : Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sau Hiệp định Pari năm 1973 ở một số địa bàn quan trọng, ta lại bị mất đất, mất dân?

A. Do các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn.

B. Do sự cấu kết phá hoại hiệp định Pari của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

C. Do quân giải phóng không đủ sức chống đỡ những cuộc tiến công của chính quyền Sài Gòn.

D. Do ta mắc phải những hạn chế trong đánh giá âm mưu của kẻ thù.

Câu 28 : “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta”. Nội dung trên được trích dẫn từ tư liệu nào?

A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng.

B. Thư chúc tết năm 1968 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

D. Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Câu 29 : “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm

A. Trận Khe Sanh.

B. Trận thành cổ Quảng Trị.

C. Trận đường 9- Nam Lào.

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân.

Câu 30 : Sự kiện ngoại nào giữa các cường quốc trong những năm 1969-1973 đã có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?

A. Năm 1972, Mĩ và Liên Xô đã kí thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược.

B. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972.

C. Tổng thống Mĩ Ních- xơn sang thăm Trung Quốc năm 1972.

D. Năm 1973, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Câu 31 : Đâu không phải là điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973)?

A. Quy mô chiến tranh.

B. Lực lượng quân đội nòng cốt.

C. Kết quả.

D. Tính chất chiến tranh.

Câu 32 : Đâu không phải là điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973)

A. Tiến hành viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

B. Tiền hành các cuộc càn quét, bình định để nắm đất, nắm dân.

C. Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh.

D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu được sử trong các chiến lược chiến tranh.

Câu 33 : Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.

B. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

C. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Câu 34 : Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?

A. Giải phóng miền Nam trong năm 1975.

B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước.

C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất.

Câu 35 : Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:

A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định".

B. Tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam.

C. Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại.

D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.

Câu 36 : Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là một bước lùi của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam?

A. Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt”.

B. Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt.

C. Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương.

D. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để.

Câu 37 : Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?

A. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

B. Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương.

C. Liên minh chống Mĩ được thành lập.

D. Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia.

Câu 38 : Trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973) đối tượng chiến tranh của Mĩ đã có sự biến đối như thế nào?

A. Tăng cường chiến tranh ở Lào.

B. Lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương.

C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D. Bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Lào.

Câu 39 : Nội dung nào dưới đây thể hiện sự sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9 - 1960)?

A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.

B. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cả nước và cách mạng từng miền.

C. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

D. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

Câu 40 : Theo anh chị bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) có ý nghĩa chiến lược cho quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng?

A. Đề ra đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. Mềm dẻo linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược cách mạng.

D. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng mỗi miền.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247