Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Địa lý Đề ôn tập Địa lý khu vực-quốc gia Địa 11 năm 2021 - Trường THPT Hà Nội

Đề ôn tập Địa lý khu vực-quốc gia Địa 11 năm 2021 - Trường THPT Hà Nội

Câu 1 : Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?

A. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định cùng phát triển

B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

Câu 2 : Thách thức với ASEAN không phải là gì?

A. Trình độ phát triển còn chênh lệch

B. Tình trạng đói nghèo

C. Các vấn đề tôn giáo, dân tộc, khai thác sử dụng tài nguyên và môi trường

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm

Câu 3 : Ý nghĩa vị trí địa lí về chính trị - xã hội của ASEAN là gì?

A. Vị trí tiếp giáp giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-trây-li-a

B. Vị trí địa – chính trị quan trọng

C.  Vị trí tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

D. Vị trí Đông nam châu Á

Câu 4 : Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa các đại dương?

A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 5 : Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma và miền Bắc Việt Nam so với các nước Đông Nam Á còn lại là gì?

A. thường xuyên có bão.

B. nóng quanh năm.

C. có lượng mưa lớn.

D. có mùa đông lạnh.

Câu 7 : Thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế và giao lưu với các nước của hầu hết các nước Đông Nam Á là gì?

A. tiềm năng về thủy điện dồi dào trên các sông.

B. lợi thế về biển để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

C. đất phù sa màu mỡ của các đồng bằng châu thổ.

D. các đồng cỏ rộng lớn để chăn nuôi gia súc.

Câu 8 : Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 9 : Tại sao đất đai của các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ?

A. Đất phù sa có thêm khoáng chất từ dung nham núi lửa.

B. Còn hoang sơ mới được sử dụng gần đây.

C. Có nhiều mùn do rừng nguyên sinh cung cấp.

D. Đất phù sa do các con sông lớn bồi đắp.

Câu 11 : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm nào và đến năm 2014 có bao nhiêu thành viên?

A. 1967, 9 thành viên.

B. 1967, 11 thành viên.

C. 1967, 10 thành viên.

D. 1976, 10 thành viên.

Câu 12 : Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Đông Nam Á biển đảo?

A. Khí hậu có một mùa đông lạnh.

B. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.

C. Tập trung nhiều đảo, quần đảo.

D. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi.

Câu 13 : Yếu tố nào sau đây được xem là cơ sở thuận lợi để giúp các quốc gia Đông Nam Á hợp tác cùng nhau phát triển?

A. Vị trí địa lý của các quốc gia nằm cạnh nhau.

B. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.

C. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.

D. Các quốc gia Đông Nam Á có dân số đông, nhiều dân tộc.

Câu 14 : Hướng chính của dãy núi ở Đông Nam Á lục địa là hướng nào?

A. Đông Bắc – Tây Nam.

B. Đông – Tây.

C. Vòng cung.

D. Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 15 : Cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á là do các nước này có điều kiện thuận lợi nào sau đây?

A. Đất phù sa diện tích rộng, màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo.

B. Đất đa dạng, nhiều loại tốt; khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa.

C. Diện tích đất rộng, cơ cấu đa dạng; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo.

D. Đất feralit rộng, nhiều loại màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo.

Câu 16 : Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

D. Thông qua các hiệp ước.

Câu 17 : Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu nhằm làm gì?

A. thúc đẩy sản xuất trong nước.

B. tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. nâng cao chất lượng nguồn lao động

D. đẩy mạnh phát triển thương mại.

Câu 18 : Các nước Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là:

A. Việt Nam, Phi-lip-pin

B. Thái Lan

C. Phi –lip-pin, In –đô –nê-xi-a

D. Thái Lan, Việt Nam

Câu 20 : Số dân nước ta hiện đứng sau các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

A. Inđônêxia và Mianma

B. Philippin và Thái Lan

C. Inđônêxia và Thái Lan

D. Inđônêxia và Philippin

Câu 21 : Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào yếu tố nào?

A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.

B. trình độ khoa học kỹ thuật cao.

C. sự suy giảm của các cường quốc khác.

D. nguồn nguyên liệu phong phú.

Câu 23 : Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do đâu?

A. trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều.

B. quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao.

D. gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế.

Câu 24 : Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới gió mùa.

B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Cận xích đạo.

D. Cận nhiệt đới.

Câu 25 : Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

A. Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

B. Việt Nam, Thái Lan, Bru-nây,Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

C. Thái Lan,Việt Nam, Cam-pu-chia, Mi-an-ma và Bru-nây.

D. Thái Lan,Việt Nam,Bru-nây,Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

Câu 27 : Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi điều gì?

A. các dãy núi chạy dài theo hướng tây- đông hoặc bắc- nam.

B. các dãy núi chạy dài theo hướng tây nam- đông bắc hoặc tây- đông.

C. các con sông lớn chảy theo hướng bắc- nam.

D. các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc- đông nam hoặc bắc- nam.

Câu 28 : Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng nào?

A. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III

B. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III

C. Giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II

D. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III

Câu 29 : Các cây trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là gì?

A. cà phê, cao su, hồ tiêu, củ cải đường.

B. mía, cà phê, cao su, lúa mì, ca cao.

C. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

D. lúa mì, cà phê, cao su, hồ tiêu.

Câu 30 : Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh khai thác thủy hải sản của khu vực Đông Nam Á là gì?

A. giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển.

B. ưu tiên cho nuôi trồng và đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

C. đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm.

D. trang bị các tàu lớn, phương tiện đánh bắt hiện đại.

Câu 31 : Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là:

A. thị trường không ổn định.

B. cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.

C.  nhiều dịch bệnh.

D. công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.

Câu 32 : Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do đâu?

A. mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.

B. tăng cường khai thác khoáng sản.

C. phát triển mạnh các hàng xuất khẩu.

D. nâng cao trình độ người lao động.

Câu 33 : Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do đâu?

A. vùng biển nhiều ngư trường, ngư dân nhiều kinh nghiệm

B. ngư dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ mở rộng

C. tàu thuyền,cư ngụ hiện đại hơn, thị trường tiêu thụ mở rộng

D. thị trường tiêu thụ mở rộng, tàu thuyền,ngư cụ nhiều hơn

Câu 34 : Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là gì?

A. bán đảo Tiểu Á

B. bán đảo Đông Dương

C. bán đảo Trung - Ấn

D. bán đảo Mã Lai

Câu 35 : Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về điều gì?

A. phong tục tập quán và văn hóa

B. Trình độ phát triển kinh tế

C. tài nguyên khoáng sản

D. dân số và lực lượng lao động

Câu 36 : Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do đâu?

A. thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong nước.

B. nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

C. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.

D. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 37 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.

A. Mỗi nước trong khu vực, từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.

B. Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.

C. Giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.

D. Khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.

Câu 39 : Thách thức được xem là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là gì?

A. các tai biến thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán

B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc

C. quy mô dân số đông và phân bố không hợp lí

D. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247