Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa thời Lý.
a) Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện:
- Nông nghiệp được nhà nước chăm lo thông qua các chính sách:
+ Chia ruộng đất cho nông dân, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang.
+ Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, đắp đê phòng lụt,...
+ Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
+ Tổ chức lễ cày tịch điền
- Thủ công nghiệp phát triển với trình độ cao.
- Thương nghiệp: việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.
b) Chính trị
- Năm 1054, đổi tên nước thành Đại Việt.
- Tổ chức bô máy nhà nước: xây dựng hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương.
- Luật pháp: ban hành bộ luật Hình thư.
- Quân đội gồm: cấm quân, quân địa phương, thực hiện “ngụ binh ư nông”…
- Đối nội: thi hành chính sách đoàn kết dân tộc.
- Đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
c) Xã hội
- Xã hội chia thành 2 giai cấp: giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.
+ Giai cấp thống trị gồm: vua, quan lại, quý tộc.
+ Giai cấp bị thống trị, gồm: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.
- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.
- Mối quan hệ giữa các giai cấp vẫn hài hòa, mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.
d) Văn hóa – giáo dục:
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ, ca, tản văn…
- Đạo Phật thịnh hành, được đông đảo quý tộc, quan lại và nhân dân tin theo.
- Các loại hình nghệ thuật dân gian như: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật,... phát triển.
- Kiến trúc, điêu khắc đạt nhiều thành tựu.
- Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa quy củ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247