Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Lưu ý: Học sinh tìm hiểu tư liệu để hoàn thành bài tập. Các em có thể tham khảo bài mẫu: giới thiệu di tích Lam Kinh
- Di tích Lam Kinh hiện nay nằm trên địa bàn: thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc)… của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200 héc-ta.
- Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418 - 1427). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quốc gia Đại Việt.
- Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính, là:
+ Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.
+ Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên; đồng thời là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh;
- Về diện mạo kiến trúc của di tích hiện nay, có thể điểm tới một số công trình tiêu biểu như: chính điện; Thái miếu; Sân rồng; Đông trù; Tả vu, Hữu vu; Tây thất; Cầu Bạch; hồ Như Ánh, Núi Dầu và lăng mộ một số vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê…
- Ngoài các kiến trúc kể trên, trong khu vực Lam Kinh còn có hệ thống công trình phụ trợ cùng nhiều di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học khác.
- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247