Công thức cấu tạo của phân tử cafein, một chất gây đắng tìm thấy nhiều trong cafe và trà được biểu diễn ở hình bên.
a) Nêu vị trí của các nguyên tố tạo nên cafein trong bảng tuần hoàn.
b) So sánh tính phi kim, bán kính nguyên tử và độ âm điện của các nguyên tố đó và giải thích.
a) Từ công thức cấu tạo của cafein, xác định được các nguyên tố tạo nên cafein là C, N, O, H.
+ Nguyên tố C thuộc ô thứ 6, chu kì 2, nhóm IVA.
+ Nguyên tố N thuộc ô thứ 7, chu kì 2, nhóm VA.
+ Nguyên tố O thuộc ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
+ Nguyên tố H thuộc ô thứ 1, chu kì 1, nhóm IA.
b)
- Các nguyên tố C, N, O cùng thuộc chu kì 2 nên:
+ Tính phi kim tăng dần C < N < O do trong 1 chu kì tính phi kim tăng dần từ trái qua phải.
+ Bán kính nguyên tử giảm C > N > O do trong 1 chu kì bán kính nguyên tử giảm từ trái qua phải.
+ Độ âm điện tăng dần C < N < O do trong 1 chu kì độ âm điện tăng dần từ trái sang phải.
- Nguyên tố H thuộc chu kì 1 nên:
+ Tính phi kim của H < C bởi H dễ nhường electron còn C dễ nhận electron hơn.
+ Bán kính nguyên tử của H < O.
+ Độ âm điện của H < C vì H dễ nhường electron còn C dễ hút electron hơn.
⇒ Kết luận:
Tính phi kim tăng dần từ H < C < N < O.
Bán kính nguyên tử giảm dần từ C > N > O > H.
Độ âm điện tăng dần từ H < C < N < O.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247