Đoạn 2
“Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có. Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.”
a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?
b. Đoạn văn đã mắc lỗi liên kết như thế nào?
Trả lời
a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề.
b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề.
Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp: Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.
Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247