Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những
nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được hoàn thiện. Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi [...] Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả định ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên. Tôi cho rằng một người muốn tự vẫn đang chĩa súng vào đầu cũng có cùng nỗi thắc mắc rằng cái gì sẽ đến sau đó như tôi lúc ấy. Một tay tôi nắm công tắc khởi động, tay kia giữ công tắc thắng; tôi gạt công tắc đầu tiên, và đến công tắc thứ hai gần như ngay tắp lự. Hình như tôi đã quay mòng mòng, tôi cảm nhận được cảm giác rơi hẫng kinh hoàng, rồi nhìn quanh, tôi thấy phòng thí nghiệm vẫn giống hệt như trước. Có gì xảy ra không nhỉ? Trong giây lát, tôi ngờ rằng trí khôn đã đánh lừa mình. Sau đó, tôi đưa mắt nhìn đồng hồ treo tường. Chỉ trước đó một lát thôi, nó còn chỉ mười giờ một phút, vậy mà bây giờ đã là gần ba giờ rưỡi!
[...] Bóng đêm ập xuống như khi ta tắt đèn và chỉ trong khoảnh khắc, ngày mai đã đến. Phòng thí nghiệm càng lúc càng nhoà nhạt mơ hồ. Đêm tối của ngày hôm sau bao trùm tất cả, rồi nối tiếp bằng ngày, đêm, rồi lại ngày, cứ nhanh hơn và nhanh mãi. Tai tôi chỉ nghe thấy âm thanh lùng bùng của gió xoáy, và một trạng thái rối rắm, mờ mịt lạ lùng che phủ tâm trí tôi.
[...] Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...) Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quãng nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao. Rồi khi gia tốc ngày một lớn, đêm và ngày hoà thành một màu xám liên miên không dứt, nền trời thăm thẳm một màu xanh lơ lung linh kì diệu giống màu của tầm chạng vạng, mặt trời lao nhanh như một vệt lửa vẽ nên vòng cung rực rỡ trong không trung; mặt trăng trở thành một dải mờ hơn biến đổi thất thường; và tôi chẳng thể thấy một vì sao nào, chỉ thi thoảng thấy một vòng tròn sáng hơn lấp lánh giữa nền xanh.
[...] Lúc đó tôi nhận thấy thời tiết thay đổi liên tục, từ xuân chí sang đông chí
trong vòng trên dưới một phút, kết quả là tôi lướt qua một năm chỉ trong một phút; và phút này sang phút khác, tuyết trắng phủ khắp bề mặt thế giới rồi biến mất, được nối tiếp bởi sắc xanh biếc ngắn ngủi của mùa xuân. [...] Tôi nghĩ có lẽ mình sẽ chẳng thấy các bước phát triển của nhân loại, những tiến bộ vượt bậc của nền văn minh sơ đẳng này có gì đáng kinh ngạc nếu chỉ quan sát thế giới mịt mù khó hiểu đang vùn vụt lướt qua và biến chuyển nhanh chóng trước mắt! [...] Tôi thấy một màu xanh lục mỡ màng vinh cửu phủ khắp sườn đồi, không hề phải chịu tác động của mùa đông. Ngay cả đầu óc mụ mị của tôi lúc ấy cũng thấy Trái Đất rất đẹp. Và thế là tôi chợt nảy ra ý ghĩ dừng lại.
(Hơ-bớt Gioóc Gheo-xờ (Herbert George Wells), Cỗ máy Thời gian, Nguyễn Thành Nhân địch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018, tr. 42 - 47)
Đoạn trích được kể bằng lời của ai? Người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nhà khoa học chế tạo ra Cỗ máy Thời gian. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247