Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động.
Từ đồ thị tìm:
+ Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 5 s đầu tiên.
+ Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC.
Khoảng thời gian nào vật đứng yên?
Từ đồ thị thấy:
+ Trong khoảng thời gian từ lúc vật bắt đầu chuyển động đến giây thứ 5 ứng với đoạn đồ thị OA. Từ điểm A kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường thấy tương ứng với điểm 30 cm. Nên sau khoảng thời gian 5 s vật chuyển động được quãng đường 30 cm.
+ Muốn xác định được tốc độ của vật ở đoạn đồ thị OA và BC cần xác định được quãng đường và thời gian tương ứng với các đoạn đồ thị đó.
Xác định tốc độ của vật trên đoạn OA:
- Quãng đường của vật ứng với đoạn đồ thị OA (đã xác định ở trên) là: s1 = 30 cm.
- Thời gian vật chuyển động ứng với đoạn đồ thị OA là: t1 = 5 s.
- Tốc độ của vật ứng với đoạn đồ thị OA là:
Xác định tốc độ của vật trên đoạn BC:
- Từ điểm B và C kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường xác định được vị trí của vật ở điểm B là 30 cm và ở điểm C là 60 cm. Nên quãng đường vật đi được trên đoạn BC là: s2 = 60 – 30 = 30 cm.
- Từ điểm B và C kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian xác định được thời điểm vật ở vị trí B là 8 s và ở vị trí C là 15 s.
Nên thời gian vật đi từ vị trí B đến C là: t2 = 15 – 8 = 7 s.
Tốc độ của vật trên đoạn đường BC là:
Đoạn đồ thị AB song song với trục thời gian, từ điểm A và B kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường đều cắt trục quãng đường ở vị trí là 30 cm nên đồ thị ứng với đoạn AB cho biết vật không chuyển động.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247