Trình bày và giải thích các bước của hai thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng và tính hướng nước.
- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng sáng:
Bước tiến hành |
Giải thích |
Bước 1: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B, có một cửa sổ ở thành hộp phía trên. |
Ở bước này tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau ở 2 hộp: - Hộp A, ánh sáng chỉ được chiếu từ một bên. - Hộp B, ánh sáng được chiếu đều từ trên xuống dưới. |
Bước 2: Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày. |
Bước này giúp trồng cây để tạo ra đối tượng thí nghiệm. |
Bước 3: Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài sánh sáng. |
Bước này là đưa đối tượng thí nghiệm – cây đậu vào các điều kiện chiếu sáng khác nhau ở hộp A và hộp B. |
Bước 4: Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B. |
Bước này nhằm thử xem phản ứng hướng sáng của cây đậu trong điều kiện chiếu sáng khác nhau. |
- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng nước:
Bước tiến hành |
Giải thích |
Bước 1: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). |
Ở bước này nhằm tạo ra đối tượng thí nghiệm – cây con và điều kiện độ ẩm ban đầu như nau ở cả 2 hộp A và B. |
Bước 2: Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày bổ sung nước vào cốc để nước từ từ thấm dần ra mùn cưa. |
Ở bước này nhằm tạo ra sự khác nhau về điều kiện nước ở hai hộp: - Hộp A, nước được tưới đều khắp từ mọi phía. - Hộp B, nước chỉ được tưới từ một phía (phía có cốc giấy). |
Bước 3: Sau 3 – 5 ngày, gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. |
Ở bước này nhằm thử xem phản ứng hướng nước của rễ. |
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247