Từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, em hãy nêu lên một số hiểu biết của mình về điệu hát ru của miền Bắc.
Một số hiểu biết của em về điệu hát ru ở miền Bắc là:
1. Nguồn gốc hình thành hát ru
Hát ru của người Việt ở Bắc Bộ có nguồn gốc lịch sử lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ăn sâu vào tâm hồn người Việt. Giữa trưa hè oi ả hay những đêm đông lạnh giá, lời ru của bà, của mẹ cất lên lúc thì như một làn gió mát, khi lại như ngọn lửa ấm nồng đưa bé chìm sâu vào giấc ngủ. Trong lời ru có cánh cò bay, có cái bống chịu thương chịu khó giúp mẹ việc nhà, có con cún hay nô đùa với bé, … Tất cả cuộc sống thường nhật đều được tái hiện trong từng câu hát ru.
Môi trường của hát ru trước hết và chủ yếu là ở gia đình, mẹ hát ru con, bà hát ru cháu, chị ru em là để dỗ dành trẻ nhỏ vào giấc ngủ. Mẹ ru con ngủ để có thời gian làm việc nhà, việc nước. Bà ru cháu ngủ để đỡ đần mẹ nó những khi bận bịu bịu vắng nhà, chị ru em cho mẹ đi làm đồng áng, … Buổi ban đầu, tiếng hát ru có tính chất phản xạ, bản năng của người mẹ dùng để ức chế giấc ngủ và thể hiện tình cảm mẹ con thiêng liêng. Nhưng về sau, tiếng hát ru hình thành và trở thành một loại dân ca trữ tình nằm trong sinh hoạt văn hóa gia đình với chức năng giáo dục và thẩm mĩ sâu sắc. Hát ru đã vượt khỏi phạm vi gia đình và trở thành một loại dân ca nằm trong hình thức thanh nhạc. Hát ru người Việt ở Bắc Bộ ra đời là kết quả của sự sáng tạo cùng với tình yêu thương vô bờ bến của những người mẹ, người bà, người chị.
2. Lời ca trong hát ru của người Việt ở Bắc Bộ
Hát ru của người Việt ở Bắc Bộ có nguồn gốc xã hội gắn liền với hoạt động lao động, với đời sống sinh hoạt gia đình. Không giống các thể loại dân ca khác chỉ bó hẹp trong bối cảnh của hội hè, những bài hát ru ở Bắc Bộ thường mang tính chất ngụ ngôn, nội dung lời ca khá phong phú, mang nhiều hình ảnh, nỗi niềm khác nhau.
Từ hình ảnh những con vật thân thuộc, gần với cuộc sống của người nông dân như con cò, con vạc, con tôm, con mèo, con chuột, cái bống, … đến công việc làm ăn, đi chợ; từ các mối quan hệ giữa con người với con người đến lẽ sống ở đời, các hiện tượng thiên nhiên, chất phác, phù hợp với tính hình ảnh, tính cụ thể trong việc lĩnh hội hình tượng nghệ thuật của trẻ thơ.
Lời ca trong hát ru của người Việt ở Bắc Bộ thường sử dụng ca dao với những thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể, lời ca thường mang hình ảnh cụ thể, có tính văn học, nhưng không phải bất kì một câu lục bát nào cũng có thể đưa vào hát ru. Ca dao chính là phần lời mang đầy ý nghĩa nhân văn, khi đưa vào hát ru, người hát và trẻ thường dễ nhớ. Lời hay, ý đẹp của thơ ca làm ta dễ hiểu, dễ đi vào tâm tư, tình cảm và trái tim bao thế hệ. Ví dụ:
Yêu con biết lấy gì đong
Gan bào ruột thắt ước mong trăm đường
Con có bé nhỏ mẹ lo,
Cho ăn tắm mát thơm tho bế bồng
Trong lời ca của hát ru luôn luôn có sự liên kết giữa hai thành tố: câu ru và tiếng đưa hơi. Hát ru thường được mở đầu bằng những tiếng: à ơi, ru hời, … thường gọi đấy là tiếng “đưa hơi”. Bên cạnh đó, trong lời ca của hát ru thường được sử dụng những tiếng đệm lót như: í a, ư ừ, hỡi hời, … để tăng thêm khả năng biểu cảm của người ru, thể hiện tình cảm âu yếm, vỗ về, nựng nịu. Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Lời ca: “À a a a ơi, à a a a ời. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước i i trong nguồn chảy i i ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu i i a mới là i i i đạo con. À a a a ơi, à a a a ời.”.
3. Âm nhạc trong hát ru của người Việt ở Bắc Bộ
Hát ru Bắc Bộ là thể loại hát ru mang phong cách ngâm ngợi, thường phổ nhạc dựa vào những câu thơ lục bát (6/8) hoặc lục bát biến thể. Âm nhạc trong hát ru là phương tiện giúp người ru giao tiếp được với trẻ một cách thuận lợi cho dù trẻ đã đủ lớn để hiểu hay chưa hiểu được khả năng giao tiếp bằng ngôn từ. Giai điệu hát ru lôi cuốn trẻ vào tiếng ru và dễ dàng lĩnh hội những tín hiệu do ngôn ngữ âm nhạc hát ru mang lại.
Âm nhạc và lời ca là hai yếu tố luôn gắn bó mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau trong quá trình định hình và phát triển của cấu trúc. Qua việc tìm hiểu các bài hát ru ở nông thôn Bắc Bộ ngày nay, hầu hết các bài hát ru đều thuộc loại cấu trúc ba phần riêng biệt, gồm: phần mở, thân, đóng.
Phần mở: Là một nét đưa hơi ngắn, tính chất dịu dàng, đường nét giai điệu thoáng đạt, tự do gắn với những hư từ như à … ơi, à … ời. Tuy không bao hàm nội dung câu hát nhưng phần mở có tác dụng chuẩn bị cho sự xuất hiện của thang âm và điệu, cách ngân nga, luyến láy, … ở phần tiếp diễn. Đặc biệt, nó còn khắc họa tính thể loại cho các làn điệu này. Điển hình của câu ru Bắc Bộ là tiếng à ơi … với hai nét nhạc mở. […].
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247