1. Bản thân.
- Sinh 3.1.1766 (Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) Mất 16.9.1820. Tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
- Quê Tiên Điền, Nghi Xuân , Trấn Nghệ An. 10 tuổi mồ côi mẹ.
- Là một trong năm người nổi tiếng đương thời.
2. Gia đình.
- Đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống khoa bảng. Có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.
- Cha là Nguyễn Nghiễm – nhà văn – nhà nghiên cứu sử học- nhà thơ và từng làm tể tướng.
- Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân, người xứ Kinh Bắc, là vợ thứ ba và ít hơn chồng 32 tuổi.
- Thuở niên thiếu Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.
3. Thời đại.
- Cuối Lê đầu Nguyễn – thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn, giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa – Khởi nghĩa Tây Sơn.
4. Cuộc đời.
- Từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại, định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng không thành, bị bắt rồi được thả.
- Sống lưu lạc ở miền Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng
- Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, tài giỏi được cử đi sứ sang Trung Quốc hai lần.
5. Sự nghiệp thơ văn.
- Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc:
+ Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Bắc hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm.
+ Thơ chữ Nôm: Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều),Văn chiêu hồn,Văn tế sống hai cô gái trường lưu.
6. Tư tưởng tình cảm
- Đối với những kẻ thuộc tầng lớp trên, tướng lĩnh hay quan lại cao cấp Nguyễn Du vạch trần tội ác của chúng.
- Đối với những con người bất hạnh... ông dành hết tình thương đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
* Tóm lại:
- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du từ chữ Hán đến Truyện Kiều, văn chiêu hồn đều sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo. Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc, Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống, yêu thương quần chúng, lắng nghe tâm hồn, nguyện vọng của quần chúng nên ông ý thức được những vấn đề trọng đại của cuộc đời.Với tài năng nghệ thuật tuyệt vời ông đã làm cho vấn đề trọng đại càng trở nên bức thiết hơn, da diết hơn, nóng bỏng hơn.Thơ Nguyễn Du dù chữ Hán hay Nôm đều đạt tới trình độ điêu luyện. Riêng truyện Kiều là một cống hiến to lớn của ông đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
- Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc – người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc – một danh nhân văn hóa thế giới.
- Thơ Nguyễn Du là niềm tự hào dân tộc – Niềm tự hào của văn học Việt Nam.
- Tố Hữu ca ngợi:
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247