1. Yêu cầu chung:
- Vận dụng đúng kỹ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ vào viết bài.
- Đảm bảo bố cục 3 phần; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt về từ, câu, chính tả.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
- Cảm nhận chung về đoạn thơ: vị trí – ý nghĩa: Đoạn thơ diễn tả niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác và mong ước thiết tha được ở mãi bên Người.
b. Thân bài:
Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác: (khổ thơ 3)
+ Khung cảnh trong lăng: trang nghiêm, tĩnh lặng, trong sáng và tinh khiết.
+ Hình ảnh Bác: nằm trong giấc ngủ bình yên- giữa vầng trăng sáng dịu hiền – Bác đã ra đi nhưng trong cảm nhận của nhà thơ Bác như đang ngủ trong tình yêu thương, nâng giấc của cả con người và tạo vật. Vầng trăng dịu hiền gợi ta liên tưởng tới tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Người.
+ Cảm xúc của nhà thơ: đau đớn, xót xa trước thực tế Bác đã ra đi. (từ nhói)
- Cảm xúc lưu luyến và ước nguyện được ở mãi bên người của nhà thơ: (khổ thơ cuối)
+ Cảm xúc của nhà thơ khi chia tay: Lưu luyến, không muốn dời xa.
+ Ước nguyện: làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu – Hóa thân vào thiên nhiên, cảnh vật quanh lăng để được gần gũi bên Người.
- Đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:
+ Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình cũng là tiếng lòng chung của những người con đất Việt một cách chân thành và cảm động.
+ Nghệ thuật: Giọng điệu thơ trang trọng, tha thiết, sáng tạo nhiều hình ảnh thơ đẹp giàu tính biểu tượng, lựa chọn ngôn ngữ bình dị và hàm xúc âm vang.
c. Kết bài:
- Khẳng định đóng góp của đoạn trích vào thành công của tác phẩm.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247