I. Yêu cầu chung
1. Về kiến thức:
- Kỷ niệm được chọn kể phải sâu sắc và mang ý nghĩa tích cực, có tác dụng giáo dục đối với mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học trò.
- Nội dung: Có thể kể về một số trường hợp theo gợi ý sau
+ Kỷ niệm về sự quan tâm, chỉ bảo của thầy cô;
+ Kỷ niệm về sự giúp đỡ của bạn bè;
+ Kỷ niệm về việc bản thân mắc những sai lầm lớn, ân hận cả cuộc đời;
+ Kỷ niệm kể về những cảm nhận, suy nghĩ về con người, cuộc sống của tuổi mới lớn;
...
- Yêu cầu:
+ Chuyện kể cần tạo được tình huống và cốt truyện hấp dẫn, theo trình tự hợp lí (có nhân vật, tình huống , sự kiện, cao trào…)
+ Qua kỷ niệm phải rút ra những bài học nhận thức bổ ích cho bản thân. Việc rút ra bài học có thể làm lồng ghép hoặc tách biệt (kể xong mới rút ra bài học).
2. Về kĩ năng:
- Bài viết đúng kiểu văn bản tự sự. Phương thức biểu đạt chính là tự sự, ngoài ra kết hợp sử dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận để làm tăng sức truyền cảm, hấp dẫn;
- Bố cục rõ ràng, đủ ba phần;
- Biết sử dụng thích hợp các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
II. Yêu cầu chi tiết
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu kỷ niệm.
2. Thân bài:
- Kể kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời học sinh:
+ Kể hoàn cảnh (tình huống) dẫn đến kỷ niệm.
+ Kể diễn biến kỷ niệm sâu sắc (kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để câu chuyện kể sinh động, giàu cảm xúc).
+ Kết thúc sự việc (kỷ niệm)
- Rút ra bài học bổ ích:
+ Bài học nhận thức.
+ Bài học hành động.
+ Lời nhắn nhủ đến các bạn.
3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, bộc lộ ấn tượng sâu đậm.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247