a. Phép lặp: thách thức, bản thân.
b. Thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng: giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống/ nhằm thay đổi chính mình/ và thay đổi cuộc đời của nhiều người.
c. Chỉ ra một điểm chung về nội dung của hai văn bản: đều đề cập đến vấn đề thách thức bản thân (hoặc đều nêu ra những điều tốt đẹp mà việc thách thức bản thân mang lại;…)
Chỉ ra một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản: văn bản 1 đề cập đến những thách thức được cả cộng đồng chứng kiến, văn bản 2 đề cập đến những thách thức chỉ bản thân chứng kiến (hoặc văn bản 1 đề cập đến những thách thức có khả năng thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người, văn bản 2 đề cập đến những thách thức giúp ta nhìn lại bản thân và nhận thức rõ giá trị của mình;…)
Lưu ý: Chấp nhận những cách trả lời hợp lý khác.
d. Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với vấn đề đặt ra miễn sao lí lẽ phải thuyết phục. Bày tỏ được quan điểm của bản thân; thuyết phục được người đọc về quan điểm ấy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Một vài gợi ý: Không phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Cần thấy được chỉ nên đối mặt với những thử thách mang ý nghĩa tích cực; tránh những thử thách tiêu cực như hút thuốc, uống bia, đánh nhau, đua xe,… Khi thách thức bản thân, nên cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện thực tế để không rơi vào bi quan, tuyệt vọng về khả năng của mình trước những thách thức quá sức.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247