- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ của một tấm bưu thiếp.
+ Đọc đúng các kiểu câu có trong tấm bưu thiếp.
- Nghĩa các từ khó:
+ Bưu thiếp: dùng để viết thư ngắn nhằm báo tin, chúc mừng, thăm hỏi và được gửi qua đường bưu điện.
+ Chúc mừng năm mới: bưu thiếp chúc những ngày đầu năm.
Câu 1. (trang 81) Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì?
- Bưu thiếp đầu là của Hoàng Ngân gửi cho ông bà để chúc mừng nhân dịp đầu năm mới.
Câu 2. (trang 81) Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì?
- Bưu thiếp thứ hai là của ông bà gửi cho Hoàng Ngân để chúc mừng bạn ấy nhân dịp đầu năm mới.
Câu 3. (trang 81) Bưu thiếp dùng để làm gì?
- Bưu thiếp dùng để viết thư ngắn, báo tin, chúc mừng, thăm hỏi, gửi qua đường bưu điện.
Câu 4. (trang 81) Hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông (hoặc bà). Nhớ ghi địa chỉ của ông bà ngoài phong bì.
- Nội dung bưu thiếp: Nhân dịp mừng thọ bà, cháu kính chúc bà luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và sống lâu trăm tuổi.
- Phong bì:
+ Ghi rõ tên, địa chỉ người gửi: Hoàng Thanh Thảo, số 26, ngõ 115, đường An Dương Vương, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
+ Ghi rõ tên, địa chỉ người nhận: Bà Lê Thị Túc, số 34, đường Nguyễn Văn Trỗi, thị trấn An Lão, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Biết cách đọc một tấm bưu thiếp.
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong bưu thiếp.
+ Viết được một tấm bưu thiếp gửi cho bạn bè, người thân.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Copyright © 2021 HOCTAP247