Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chủ điểm: Ông Bà Tuần 10 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi - Tiếng Việt 2

Tuần 10 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi - Tiếng Việt 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Câu 1 trang 82 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà”:

Gợi ý:

- Bố, ông, bà, con, mẹ, cụ già, con, cháu, cô, chú.

1.2. Câu 2 trang 82 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.

Gợi ý:

- Anh, chị, bác, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh rể, dì, thím, cậu, mợ,…

1.3. Câu 3 trang 82 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết:

a. Họ nội

b. Họ ngoại

Gợi ý:

a. Họ nội: ông nội, bà nội, chú, thím,…

b. Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, cậu mợ, dì,…

1.4. Câu 4 trang 82 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống?

Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết ... Viết xong thư, chị hỏi:

- Em còn muốn nói thêm gì nữa không ...

Cậu bé đáp:

- Dạ có ... Chị viết hộ em vào cuối thư: “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả".

Gợi ý:

Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết. Viết xong thư, chị hỏi:

- Em còn muốn nói thêm gì nữa không?

Cậu bé đáp:

- Dạ có. Chị viết hộ em vào cuối thư: “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả".

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu hơn về những từ ngữ về họ hàng.

+ Biết cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi cho phù hợp.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Thương ông để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247