Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chủ điểm: Bốn Mùa Tuần 19 Tập đọc: Chuyện bốn mùa - Tiếng Việt 2

Tuần 19 Tập đọc: Chuyện bốn mùa - Tiếng Việt 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc

- Cách đọc:

+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi, vui vẻ, thích thú.

- Nghĩa các từ khó:

+ Đâm chồi nảy lộc: mọc ra những mầm non, lá non.

+ Đơm: nảy ra.

+ Bập bùng: ngọn lửa cháy mạnh, khi bốc cao, khi hạ thấp.

+ Tựu trường: cùng đến trường để mở đầu năm học.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1. (trang 5) Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?

- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho bốn mùa trong năm: xuân, hạ, thu và đông.

Câu 2. (trang 5) Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay?

- Theo lời của nàng Đông: Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc.

- Theo lời của bà Đất: Xuân làm cho cây lá tươi tốt.

Câu 3. (trang 5) Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?

- Mùa hạ: Mang lại những ngày nghỉ cho học trò và cho mọi người trái ngọt, hoa thơm.

- Mùa thu: Có bưởi chín vàng, có đêm trăng tròn rước đèn, phá cỗ… Có bầu trời xanh cao, khiến học sinh nhớ ngày tựu trường.

- Mùa đông: Có bếp lửa bập bùng nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi, nảy lộc.

Câu 4. (trang 5) Em thích nhất mùa nào? Vì sao?

- Em thích mùa hè nhất vì vào mùa hè chúng em sẽ có một kì nghỉ dài thú vị và bổ ích. Hơn nữa, mùa hè còn mang đến rất nhiều loại trái cây ngọt lành.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn văn bản "Chuyện bốn mùa".

+ Nắm được nghĩa các từ khó trong văn bản.

+ Hiểu được nội dung và ý nghĩa của văn bản "Chuyện bốn mùa".

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Kể chuyện: Chuyện bốn mùa để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247