Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chủ điểm: Bốn Mùa Tuần 19 Chính tả: Nghe - viết: Thư trung thu - Tiếng Việt 2

Tuần 19 Chính tả: Nghe - viết: Thư trung thu - Tiếng Việt 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Nghe – viết: Thư Trung thu (12 dòng thơ trong bài):

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh?

Tính các cháu ngoan ngoãn,

Mặt các cháu xinh xinh.

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành.

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình,

Để tham gia kháng chiến,

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

- Bài thơ của Bác có những từ xưng hô nào?

- Những từ nào trong bài phải viết hoa :

Gợi ý:

- Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô: Bác , các cháu.

- Những chữ trong bài phải viết hoa là:

+ Viết hoa tên riêng: Bác Hồ Chí Minh, Bác.

+ Viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ: Ai, Bằng, Tính, Mặt, Mong, Thi, Tuổi, Tùy, Để, Các, Cháu.

1.2. Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Viết tên các vật:

a. Chữ l hay chữ n?

b. Dấu hỏi hay dấu ngã?

Gợi ý:

a. Các từ:

1. chiếc lá.

2. quả na.

3. cuộn len.

4. chiếc nón.

b. Các từ:

5. cái tủ.

6. khúc gỗ.

7. cửa sổ.

8. con muỗi.

 

1.3. Câu 3 trang 11 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?

a. Các từ:

- (lặng, nặng): ... lẽ, ... nề

- (lo, no): ... lắng, đói ...

b. Các từ:

- (đổ, đỗ): thi ..., ... rác

- (giả, giã): ... vờ (đò), ... gạo.

Gợi ý:

a. Các từ:

- (lặng, nặng): lặng lẽ, nặng nề

- (lo, no): lo lắng, đói no.

b. Các từ:

- (đổ, đỗ): thi đỗ, đổ rác

- (giả, giã): giả vờ (đò), giã gạo.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Viết đúng chính tả một số từ cần thiết: tên riêng, chú ý các chữ đầu của dòng thơ.

+ Lựa chọn được từ ngữ thích hợp để sử dụng.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247