Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chủ điểm: Nhân Dân Tuần 33 Kể chuyện: Bóp nát quả cam - Tiếng Việt 2

Tuần 33 Kể chuyện: Bóp nát quả cam - Tiếng Việt 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Câu 1 trang 126 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Sắp xếp lại các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Bóp nát quả cam:

Gợi ý:

- Thứ tự đúng: 2 – 1 – 4 – 3.

1.2. Câu 2 trang 126 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể từng đoạn câu chuyện.

Gợi ý:

- Tranh 2: Thấy quân giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

- Tranh 1: Quốc Toản giằng co với lính canh để xuống gặp Vua nói hai chữ xin đánh.

- Tranh 4: Quốc Toản chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước.

- Tranh 3: Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam.

1.3. Câu 3 trang 126 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Gợi ý:

Giặc Nguyên sai sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận khi thấy quân giặc ngang ngược đủ điều. Khi biết vua đang bàn việc dưới thuyền cùng các vương hầu, Trần Quốc Toản giằng co với lính canh vì chờ mãi không gặp được Vua để nói hai chữ xin đánh. Quốc Toản chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì Vua thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Biết cách kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc.

+ Trau dồi thêm vốn từ phong phú.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả: Nghe - viết: Bóp nát quả cam để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247