- Từ khó: đòng đòng, cái xắc. loắt choắt, ca lô.
Câu 1. (trang 131 SGK Tiếng Việt 2)
? Đếm số chữ của mỗi dòng thơ.
? Nên viết các dòng thơ từ ô nào trong vở ?
Gợi ý:
- Mỗi dòng thơ gồm 4 chữ.
- Nên viết các dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
Câu 2. (trang 131 SGK Tiếng Việt 2)
Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
a)
- (sen, xen) : hoa ...., .... kẽ
- (sưa, xưa) : ngày ..., say ....
- (sử, xử) : cư ..., lịch ....
b)
- (kín, kiến) : con ...., .... mít
- (chín, chiến) : cơm ....., ..... đấu
- (tim, tiêm) : kim ....., trái .....
Gợi ý:
a)
- (sen, xen) : hoa sen, xen kẽ
- (sưa, xưa) : ngày xưa, say sưa
- (sử, xử) : cư xử, lịch sử
b)
- (kín, kiến) : con kiến, kín mít
- (chín, chiến) : cơm chín, chiến đấu
- (tim, tiêm) : kim tiêm, trái tim
Câu 3. (trang 132 SGK Tiếng Việt 2)
Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng :
a) Chỉ khác nhau ở âm s hay x.
Mẫu: nước sôi - đĩa xôi, ngôi sao - xao xác.
b) Chỉ khác nhau ở âm i hay iê.
Mẫu : nàng tiên – lòng tin, lúa chiêm, chim sâu
Gợi ý:
a) Chỉ khác nhau ở âm s hay x.
se lạnh - xe chỉ, sạ lúa - xạ hương, dầu sả - xả rác, sương muối - xương gà, sinh nở - xinh đẹp, sơ suất - xơ mướp...
b) Chỉ khác nhau ở âm i hay iê.
Lúa chiêm - con chim, tìm tòi - tiềm năng, kín mít - kiến nghị, nhịn ăn – nhiệm vụ,…
Thông qua bài học Chính tả Nghe viết: Lượm các em cần nắm được:
- Kiến thức - kĩ năng
+ Viết đúng, trình bày đúng và sạch sẽ.
+ Làm đúng các bài tập 1, 2, 3 để từ đó biết cách phân biệt các âm s/x, i/iê
- Thái độ
+ Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
+ Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài học Tập làm văn: Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến để chuẩn bị tốt cho tiết học sau.
Copyright © 2021 HOCTAP247