Thí sinh đọc bài đọc và trả lời câu hỏi từ 28 đến 35:
Ô nhiễm và nhiễm độc chì
Từ thời Ai Cập cổ đại người ta đã dùng chì oxide (PbO) dưới dạng một chất rắn màu vàng để làm men gốm. Khi nung ở nhiệt độ cao, PbO nóng chảy và hợp nhất với các nguyên liệu khác trong thành phần của men tạo thành một màng thủy tinh mỏng và bỏng trên bề mặt gốm, nhờ đó gốm không thấm nước và không dễ bám bẩn. PbO sẽ trở thành mối nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách: khi tiếp xúc với chất lỏng có tính axit, một phần PbO trong men bị hòa tan. Trong một vài giờ hoặc một vài ngày, nồng độ ion chì II (Pb2+) trong chất lỏng đó sẽ lên tới hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn phần triệu. Vì vậy, nếu bình gốm tráng men chì được dùng để chứa thực phẩm lỏng có tính axit thì thực phẩm sẽ bị nhiễm chì.
Thực tế cho thấy, bát đĩa tráng men chứa chì vẫn đang là nguồn chính gây nhiễm độc chì qua đường ăn uống, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu cho thấy sau khi vào cơ thể người, chì được máu phân phối đi khắp cơ thể và tích lũy trong xương. Tùy thuộc vào mức độ phơi nhiễm, chì có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, chức năng thận, hệ miễn dịch, hệ tim mạch và hệ sinh sản và phát triển. Ngày nay ở hầu hết các quốc gia, người ta dùng các nguyên liệu khác thay thế cho PbO trong men gốm vì chúng gần như không bị hòa tan khi sử dụng và do đó an toàn hơn.
Trong suốt lịch sừ nhân loại, nhiều hợp chất cùa chì đã được dùng làm chất màu vì chúng cho màu sắc ổn định và rực rỡ. Chì cromate (PbCrO4) là chất màu vảng tươi có trong loại sơn để sơn vạch và biển chì dẫn giao thông màu vàng. Chì đỏ (Pb3O4) là hỗn hợp oxide của Pb (II) và Pb (IV), có màu đỏ tươi và được trộn vào các loại sơn chống gỉ. Cho đến giữa thế kỷ XX, chì trắng (Pb3CO3)2(OH)2) vẫn được dùng làm thành phần chính trong sơn nội thất màu trắng. Các chất màu chứa chì từng được dùng để in tạp chí và giấy gói thực phẩm. Thậm chí, ở nhiều thế kỷ trước, các muối chì còn được dùng để tạo màu cho thực phẩm.
Ngoài làm men gốm và chất màu, các hợp chất của chì còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Chì II arsenate (Pb3(AsO4)2) từng được dùng trong thuốc trừ sâu. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm Pb2+ cho đất trồng. Chì tetraethyl ((C2H5)4Pb) được pha vào xăng để tăng khả năng chịu nén và tiết kiệm đến 30% lượng xăng cần dùng. PbO sinh ra khi cháy xăng sẽ bám vào các ống xả và thành xi lanh, nên người ta còn trộn vào xăng một chất chứa bromate để PbO chuyển thành muối PbBĩ2 dễ bay hơi và thoát ra ngoài. Vì vậy, đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm chì cho không khí và đất ờ những nơi giao thông đông đúc. Một hợp chất khác của chì được dùng trong nhựa PVC để cải thiện độ bền nhiệt và độ bền tia cực tím cho loại nhựa này. Điều này đang gây áp lực vể môi trường cho các nhà máy tái chế nhựa thải.
Trong xây dựng, vì bền màu hơn sơn không chì nên sơn chứa chì thường được quét lên những bề mặt chịu nhiều va chạm như tủ bếp và viền cửa sổ Tuy nhiên, khi lớp sơn bong ra, trẻ nhỏ có thể nhặt lên ăn vì Pb2+ có vị ngọt. Một nghiên cứu ờ Mỹ cho thay, trẻ nhỏ ở các khu ổ chuột nội thành, nơi những lớp sơn cũ vẫn đang tiếp tục bong tróc, thường có nồng độ chì trong máu cao. Vì vậy, những người cải tạo nhà cũ được khuyến nghị thu gom đúng cách bụi từ các lớp sơn cũ. Từ năm 1978, ờ Mỹ đã quy định nồng độ chì trong sơn không được vượt quá 600 ppm. Còn ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á khác, cho đến nay chất màu chứa chì vẫn đang được 40 dùng rộng rãi trong sơn nội thất, đôi khi ờ mức vượt quá 180.000 ppm.
Ớ các vùng đô thị, bụi ngọt đang là nguồn nguy cơ lớn đối với sức khóc cùa trẻ nhò. Chúng được tích lũy từ vô số vật liệu và hoạt động của con người như bụi sơn, gốm sứ, nhựa, xăng, các nhà máy tái chế và cả thuốc nhuộm tóc. Mặc dù nồng độ chì trong môi trường vẫn đang gia tăng ờ một số nơi trên thế giới, nhưng tình trạng sử dụng tràn lan các hợp chất chứa chì dẫn đến không kiểm soát được mức độ phát thải đã giảm đáng kể trong vài thập kỷ qua ở nhiều nước phát triển. Nhờ vậy, nồng độ chì trong đất, nước và không khí ở những vùng đó đã giảm tương đối nhiều.
Ý chính của bài viết trên là gì?
A. Tình trạng ô nhiễm chì đang ngày càng gia tăng ở một số nước đang phát triển.
B. Ứng dụng lớn nhất của chì là để làm men gốm và các loại sơn ở nhiều nơi trên thế giới.
C. Hợp chất của chì có nhiều tính chất quý nhưng độc nên đã được hạn chế sử dụng
C
Chọn C
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu.
Giải chi tiết:
Nội dung chính của đoạn trích nói đến các hợp chất của chì có nhiều tính chất quý nhưng độc nên đã được hạn chế sử dụng.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247