Today little people in Japan are interested in ______.
A. considering intangible issues
B. taking strong moral stands
C. the aesthetics of Zen
A
Kiến thức: Đọc hiểu – chi tiết
Giải thích:
Ngày nay ít người ở Nhật Bản quan tâm đến ______.
A. việc xem xét các vấn đề vô hình
B. việc có lập trường đạo đức vững chắc
C. thẩm mỹ của Zen (một trường phái Phật giáo Đại thừa của Nhật Bản nhấn mạnh giá trị của thiền định và trực giác)
D. thưởng thức bản thân
Thông tin: So much of Japanese society is geared towards enjoying oneself that there seems to be no appetite left for considering intangible issues.
Tạm dịch: Phần lớn xã hội Nhật Bản hướng đến việc tận hưởng bản thân đến mức dường như không còn hứng thú với việc xem xét các vấn đề vô hình.
Chọn A.
Dịch bài đọc:
TÔN GIÁO Ở NHẬT BẢN
Tôn giáo bản địa của Nhật Bản là Shintou, một tôn giáo dân gian bản địa tìm các linh hồn có rất nhiều trong tự nhiên. Không có tín điều chính thức, hoặc thực ra có nhiều triết lý đằng sau nó. Về cơ bản, nó cho phép người theo đạo có được sự ưu ái với các vị thần khác nhau để nhận được may mắn. Thậm chí ngày nay, nhiều người Nhật lớn tuổi sẽ quay lại và cúi đầu trước các linh hồn bên trong, khi đi ngang qua một ngôi đền.
Phật giáo Đại thừa đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Qua nhiều thế kỷ, nó phát triển về uy tín và chia thành các giáo phái. Ngày nay, các hình thức Phật giáo Nhật Bản nổi tiếng nhất là Souka Gakkai - nhóm tôn giáo bán chính trị có ảnh hưởng chính trị đáng kể - và Thiền tông.
Shintou và Phật giáo có lịch sử lâu đời và gắn bó với nhau ở Nhật Bản, và chỉ trong khoảng hơn trăm năm trở lại đây, chúng mới bị tách ra. Ngay cả ngày nay mọi thứ vẫn có thể khó hiểu, vì thiết kế của đền thờ Shintou và đền thờ Phật giáo có thể trông rất giống nhau. Mẹo quan trọng là nếu có một cổng torii (một khung vòm lớn, có hai cột) đứng ở lối vào của khu đất, đó là một ngôi đền Shintou; nếu không có thì nó là một ngôi chùa Phật giáo.
Việc viếng thăm một ngôi đền trước tiên bao gồm việc du khách rửa tay và miệng tại một hồ nước phía trước ngôi đền. Sau đó, người đó sẽ dâng tiền, rung chuông, cúi chào hai lần, vỗ tay hai lần và cúi chào thêm hai lần nữa.
Đối với cái nhìn của người ngoài, có một số khác biệt liên quan đến tôn giáo khi nó được thực hiện ở Nhật Bản. Rõ ràng nhất là ở Nhật Bản, hoàn toàn được phép - thực sự là gần như được mong đợi - rằng mọi người có thể đồng thời theo đạo Phật và đạo Shinto. Ví dụ, nhiều người Nhật sẽ kết hôn theo nghi lễ đạo Shintou, nhưng sẽ theo nghi thức Phật giáo tại đám tang của họ.
Trên thực tế, nhiều người Nhật dường như tránh những người có vẻ ngoài tôn giáo một cách công khai. Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp một người truyền đạo nào đó trên đường phố, nhưng nhìn chung, mọi người dường như nghĩ rằng kiểu hành xử đó chỉ dành cho các thành viên sùng bái. Mọi người có ký ức mạnh mẽ về việc giáo phái đã giết chết và làm bị thương rất nhiều người trên hệ thống ngầm Tokyo bằng khí độc sarin vào năm 1995, và thấy bất cứ ai không ôn hòa trong tôn giáo của mình thì đều có chút bất an.
Tôi cho rằng việc thực hiện những hành động bình thản (không tư vị), mang tính nghi lễ là điều nên làm nhưng nhiều người Nhật không thể bắt đầu hiểu những người có quan điểm đạo đức vững vàng. Phần lớn xã hội Nhật Bản hướng đến việc tận hưởng bản thân đến mức dường như không còn hứng thú với việc xem xét các vấn đề vô hình. Như một người Nhật đã nói với tôi khi tôi thể hiện sự đánh giá cao tính thẩm mỹ của Xen (một trường phái Phật giáo Đại thừa của Nhật Bản nhấn mạnh giá trị của thiền định và trực giác), “Tôi không thể làm được. Nó quá khó.” Thái độ này có thể giúp ích trong việc giải thích tại sao những người bạn không phải người Nhật của tôi, những người rất quan tâm đến Phật giáo lại lên tiếng chỉ trích Nhật Bản là một xã hội không có tí tôn giáo nào.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247