The author seems to be globalization that helps promote economy

Câu hỏi :

The author seems to be ________ globalization that helps promote economy and raise living standards globally. 


A. opposed to


B. pessimistic about

C. indifferent to

D. supportive of

* Đáp án

D

* Hướng dẫn giải

Kiến thức: Đọc hiểu – thái độ tác giả 

Giải thích: 

Tác giả dường như ______ toàn cầu hóa giúp thúc đẩy kinh tế và nâng cao mức sống trên toàn cầu.

A. phản đối B. bi quan C. thờ ơ D. ủng hộ

=> Dễ dàng đoán được A hoặc D là đáp án đúng. 

Thông tin: Chi tiết “toàn cầu hóa giúp thúc đẩy kinh tế và nâng cao mức sống trên toàn cầu” chỉ có trong đoạn 2: 

On one side of this debate are those who stress the benefits of removing barriers to international trade and investment, allowing capital to be allocated more efficiently and giving consumers greater freedom of choice. With free-market globalization, investment funds can move unimpeded from the rich countries to the developing countries. Consumers can benefit from cheaper products because reduced taxes make goods produced at low cost from faraway places cheaper to buy. Producers of goods gain by selling to a wider market. More competition keeps sellers on their toes and allows ideas and new technology to spread and benefit others. 

Tạm dịch: Một bên của cuộc tranh luận này là những người nhấn mạnh lợi ích của việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc tế, cho phép vốn được phân bổ hiệu quả hơn và mang lại cho người tiêu dùng tự do lựa chọn nhiều hơn. Với toàn cầu hóa thị trường tự do, các quỹ đầu tư có thể di chuyển không bị cản trở từ các nước giàu sang các nước đang phát triển. Người tiêu dùng có thể được hưởng lợi từ các sản phẩm rẻ hơn vì thuế giảm làm cho hàng hóa được sản xuất với chi phí thấp từ những nơi xa mua được rẻ hơn. Người sản xuất hàng hóa thu được lợi nhuận bằng cách bán cho một thị trường rộng lớn hơn. Cạnh tranh nhiều hơn khiến người bán sẵn sàng đối phó với mọi thay đổi và cho phép các ý tưởng và công nghệ mới lan truyền và mang lại lợi ích cho những người khác. 

=> không có chi tiết nào cho thấy tác giả phản đối, hay thể hiện sự bi quan / thờ ơ với “giúp thúc đẩy kinh tế và nâng cao mức sống trên toàn cầu” của toàn cầu hóa. 

Chọn D. 

Dịch bài đọc: 

Rất ít người, nhóm hoặc chính phủ phản đối toàn bộ toàn cầu hóa. Thay vào đó, những người chỉ trích toàn cầu hóa tin rằng các khía cạnh của cách thức hoạt động của toàn cầu hóa nên được thay đổi. Cuộc tranh luận về toàn cầu hóa là về những quy tắc tốt nhất để điều hành nền kinh tế toàn cầu để các lợi thế của nó có thể phát triển trong khi các vấn đề của nó có thể được giải quyết. 

Một bên của cuộc tranh luận này là những người nhấn mạnh lợi ích của việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc tế, cho phép vốn được phân bổ hiệu quả hơn và mang lại cho người tiêu dùng tự do lựa chọn nhiều hơn. Với toàn cầu hóa thị trường tự do, các quỹ đầu tư có thể di chuyển không bị cản trở từ các nước giàu sang các nước đang phát triển. Người tiêu dùng có thể được hưởng lợi từ các sản phẩm rẻ hơn vì thuế giảm làm cho hàng hóa được sản xuất với chi phí thấp từ những nơi xa mua được rẻ hơn. Người sản xuất hàng hóa thu được lợi nhuận bằng cách bán cho một thị trường rộng lớn hơn. Cạnh tranh nhiều hơn khiến người bán sẵn sàng đối phó với mọi thay đổi và cho phép các ý tưởng và công nghệ mới lan truyền và mang lại lợi ích cho những người khác. 

Bên còn lại của cuộc tranh luận là những người chỉ trích coi các chính sách tân tự do là nguyên nhân tạo ra nghèo đói, bất bình đẳng, xung đột xã hội, hủy hoại văn hóa và hủy hoại môi trường. Họ nói rằng các quốc gia phát triển nhất - Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản - thành công không phải vì thương mại tự do mà vì chủ nghĩa bảo hộ và trợ cấp. Họ cho rằng các nền kinh tế thành công gần đây như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đều có chiến lược phát triển mạnh mẽ do nhà nước lãnh đạo, không theo chủ nghĩa tân tự do. Những người chỉ trích này cho rằng sự khuyến khích của chính phủ đối với “các ngành công nghiệp sơ sinh” - tức là các ngành mới bắt đầu phát triển - cho phép một quốc gia trở nên cạnh tranh quốc tế. 

Hơn nữa, những người chỉ trích Đồng thuận Washington cho rằng dòng tiền vào và ra từ các nhà đầu tư đầu cơ phải được hạn chế để ngăn ngừa bong bóng. Những bong bóng này được đặc trưng bởi dòng vốn nước ngoài đổ vào nhanh chóng nhằm nâng cao giá trị tài sản và thị trường chứng khoán trong nước. Khi nền kinh tế không thể duy trì những kỳ vọng như vậy, bong bóng sẽ vỡ ra khi các nhà đầu tư hoảng sợ và rút tiền của họ ra khỏi đất nước. 

Các cuộc biểu tình của cái mà được gọi là phong trào chống toàn cầu hóa hiếm khi nhằm chống lại bản thân toàn cầu hóa mà là chống lại những hành vi lạm dụng gây tổn hại đến quyền của người lao động và môi trường. Câu hỏi được đặt ra bởi các tổ chức phi chính phủ và những người phản đối tại các cuộc họp của WTO và IMF là liệu toàn cầu hóa sẽ dẫn đến việc nâng cao mức sống hay cuộc chạy đua xuống đáy khi sự cạnh tranh diễn ra dưới hình thức hạ thấp mức sống và phá hoại các quy định về môi trường. 

Một trong những vấn đề quan trọng của thế kỷ 21 là xác định thị trường cần được điều chỉnh ở mức độ nào để thúc đẩy cạnh tranh công bằng, giao dịch trung thực và phân phối công bằng hàng hóa công trên quy mô toàn cầu. 

Copyright © 2021 HOCTAP247